thông báo sâu bệnh từ 20 đến 30 tháng 8.Dự báo 10 ngày tới
Yên Lập - Tháng 8/2009

(Từ ngày 01/01/1754 đến ngày 31/12/9999)

I. TÌNH HÌNH SÂU BỆNH TỪ 20- 30/8/2009

1. Sâu cuốn lá: Sâu non (tuổi 1,2,3) nở rộ từ 17- 22/8 với mật độ trung bình từ 16 -20 con/m2, nơi cao 40- 60 con/m2, cục bộ 80- 100 con/m2 (Đồng thịnh, Thượng long, Phúc khánh, Lương sơn, Mỹ lương,…). Diện tích hại 1055 ha. Đã phun phòng trừ 633 ha.

Dự báo: Từ 01/9/2009 trở đi sâu đã ở tuổi lớn (4,5) và trưởng thành từ 5/9 trở đi chuyển sang sinh sống ở ký chủ phụ (bờ cỏ, bìa rừng) và không gây hại cho lúa mùa 2009 nữa.

2. Rầy:

Hiện tại: Mật độ trung bình từ 250- 500 con/m2, nơi cao 1000- 1200 con/m2, cục bộ > 2000 con/m2. Ruộng sâu trũng, ngập nước lâu ngày có mật độ cao hơn. Tuổi rầy hiện tại là 1,2,3. Diện tích nhiễm 492 ha. Đã phòng trừ 147 ha.

Dự báo: Trong các ngày tới mật độ rầy sẽ tăng lên nhanh chóng do thời tiết cây trồng thích hợp. Mật độ phổ biến từ 500- 800 con/m2, nơi cao 2000- 3000 con/m2, cục bộ ổ 5000- 6000 con/m2, và sẽ gây cháy ổ nếu không phòng trừ tốt. Các xã sau đây cần đặc biệt chú ý: Phúc khánh, Đồng thịnh, Thượng long, Mỹ lung, Mỹ lương, Lương sơn, Xuân an, Xuân viên,…

3. Bệnh khô  vằn:

Hiện tại: Bệnh phát triển mạnh. Tỷ lệ hại trung bình 8,8- 15%. Nơi cao 20- 30%, cục bộ 40- 50%. Diện tích hại 820 ha. Đã phòng trừ 338 ha.

Dự báo: Do thời tiết khô hạn, bệnh tiếp tục gây hại mạnh và lan rộng. Tỷ lệ hại sẽ có nhiều ruộng 50- 60%. Tất cả các xã đều nhiễm loại bệnh này, nếu không được phòng trừ tốt lúa sẽ lửng lép nhiều.

Ngoài ra còn có: Sâu đục thân, bọ xít, bệnh bạc lá, vàng lá sinh lý, chuột, bệnh lem lép hạt gây hại nhẹ rải rác.

II. BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ

1. Biện pháp chỉ đạo: Đề nghị Ban chỉ đạo huyện, UBND các xã, thị trấn tiếp tục chỉ đạo nông dân phòng trừ tốt các đối tượng sâu bệnh khi chúng tới ngưỡng phòng trừ.

Đề nghị các tổ khuyến nông- BVTV ở cơ sở tiếp tục bám sát đồng ruộng hơn nữa để giúp nông dân phòng trừ có hiệu quả.

2. Biện pháp kỹ thuật:

a. Đối với rầy các loại: Khi mật độ >1500 con/m2 cần khẩn trương dùng các loại thuốc: Actara 25 WG, Admire 050 EC, Sectox 100 WP, Midan 10 WP,…phun khi bộ lá lúa còn xanh hoặc đến trước giai đoạn chắc xanh. Từ giai đoạn lúa chắc xanh trở đi cần dùng thuốc Bassa 50 EC, Basa 50 ND, Trebon 10 EC, Superista 25 EC,…Dùng các loại thuốc này cần rẽ băng rộng 1- 1,2m phun kỹ vào gốc lúa nơi có rầy đậu. Tất cả các  loại thuốc trên khi phun đều theo chỉ dẫn của nhà sản xuất có in trên bao bì.

b. Đối với bệnh khô vằn: Khi tỷ lệ dảnh hại > 20% cần dùng các loại thuốc: Tilt-Super 300 EC, Valydacin 5L, Anvil 5 SC, Vilusa 5,5 SC,…phun kỹ. Nếu bệnh nặng cần phun lại sau lần phun trước từ 3- 4 ngày.

c. Đối với bệnh vàng lá sinh lý: Khi đến ngưỡng phòng trừ cần phun

ngay bằng các loại thuốc: Antracol 70 WP, Tilt-super 300 EC, Kamsu 2L,…Phun kỹ theo hướng dẫn của nhà sản xuất có in trên bao bì.

d. Đối với bệnh bạc lá: Khi tỷ lệ hại >5% cần phun ngay bằng các loại thuốc Sasa 20 WP, Xanthonic 20 WP, Kamsu 2L,…phun kỹ theo hướng dẫn của nhà sản xuất có in trên bao bì.

Ngoài ra còn phòng trừ sâu đục thân, bọ xít, bệnh lem lép hạt, đốm sọc vi khuẩn khi đến ngưỡng phòng trừ.

Dùng tổng hợp các biện pháp để tiêu diệt chuột hại, đảm bảo an toàn cho mùa màng.

Các thông báo sâu bệnh khác
Loading...