THÔNG BÁO TÌNH HÌNH SÂU BỆNH THÁNG 8
DỰ BÁO TÌNH HÌNH SÂU BỆNH THÁNG 9/2016
I . TÌNH HÌNH SÂU BỆNH THÁNG 8/2016
1. Trên lúa:
- Sâu cuốn lá nhỏ, bệnh khô vằn: Nhiễm nhẹ đến trung bình, cục bộ nhiễm nặng ở hầu hết các xã, thị trấn.
- Bệnh bạc lá, đốm sọc vi khuẩn: Nhiễm nhẹ ở hầu hết các xã, cục bộ nhiễm trung bình ở một số xã như: Xuân Viên, Xuân Thủy, Mỹ Lương, Phúc Khánh, thị trấn Yên Lập.
- Chuột, bệnh sinh lý, rầy các loại, sâu đục thân, bọ xít dài nhiễm rải rác.
- Diện tích nhiễm sâu bệnh mức trung bình trở lên (đến ngưỡng phòng trừ) đã được chỉ đạo phòng trừ sát sao quyết liệt, đạt kết quả.
2. Trên chè:
- Rầy xanh, bọ cánh tơ, bọ xít muỗi gây hại nhẹ đến trung bình.
3. Trên cây lâm nghiệp:
- Sâu ăn lá, mối hại gốc, bệnh khô cành lá hại rải rác trên cây keo, bạch đàn.
II. DỰ BÁO SÂU BỆNH HẠI THÁNG 9/2016
1. Trên lúa:
- Bệnh bạc lá, đốm sọc vi khuẩn: Trong điều kiện thời tiết tiếp tục có mưa bão, giông lốc, bệnh tiếp tục phát triển, lây lan và gây hại trên các trà lúa; mức độ nhiễm nhẹ đến trung bình, cục bộ nhiễm nặng trên các ruộng xanh tốt, lá rậm rạp, trên các giống nhiễm, nhất là các diện tích đã xuất hiện nguồn bệnh, sẽ bị hại nặng đến rất nặng nếu không được chỉ đạo phòng trừ kịp thời
- Bệnh khô vằn: Tiếp tục phát sinh, phát triển và gây hại trên các trà lúa; mức độ nhễm nhẹ đến trung bình, cục bộ nhiễm nặng nặng trên những ruộng rậm rạp, xanh tốt, bón nhiều đạm,...
- Ngoài ra: Chuột gây hại cục bộ; rầy các loại, bọ xít dài, sâu đục thân, bệnh thối thân, bệnh đen lép hạt, bệnh sinh lý, ... gây hại nhẹ.
2. Trên cây chè: Rầy xanh, bọ cánh tơ, bọ xít muỗi, nhện đỏ nhiễm nhẹ đến trung bình, cục bộ nhiễm nặng. Bệnh thối búp, bệnh đốm nâu, đốm xám nhiễm mức nhẹ.
3. Trên cây lâm nghiệp: Sâu ăn lá, mối hại gốc, bệnh khô lá nhiễm rải rác trên cây keo, bạch đàn; sâu xanh nhiễm trên cây bồ đề.
III. BIỆN PHÁP KỸ THUẬT PHÒNG TRỪ
1. Trên lúa: Tiếp tục ứng dụng quản lý dịch hại tổng hợp (IPM). Tăng cường kiểm tra đồng ruộng, phát hiện sớm và phòng trừ triệt để các ổ sâu bệnh vượt ngưỡng
- Bệnh bạc lá, đốm sọc vi khuẩn: Trên những diện tích đã có nguồn bệnh tuyệt đối không phun phân bón lá hoặc thuốc kích thích sinh trưởng. Sau mưa bão, giông lốc cần tiến hành kiểm tra đồng ruộng, khi phát hiện ruộng chớm bị bệnh, có thể phun phòng trừ ngay bằng các loại thuốc trừ bệnh bạc lá, đốm sọc vi khuẩn đã được đăng ký trong Danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng ở Việt Nam (Ví dụ: Starwiner 20WP, Kamsu 2SL, Xanthomix 20WP, Sasa 25WP, ...).
- Bệnh khô vằn: Khi ruộng có tỷ lệ trên 20% dảnh hại tiếp tục sử dụng một trong các loại thuốc có trong danh mục đăng ký trừ bệnh khô vằn. (Ví dụ như: Thuốc: Carbenzim 50WP, 500FL, Cavil 50SC, 50WP, Tilvil 500SC, 500WP, Lervil 50SC, Validacin 3SL, 5SL,...), pha và phun theo hướng dẫn kỹ thuật ghi trên bao bì.
- Ngoài ra: Theo dõi chặt chẽ và phòng trừ kịp thời các đối tượng: Sâu đục thân, bệnh sinh lý, bệnh thối bẹ đen lép hạt, rầy các loại, bọ xít dài, nhện gié ...; tích cực diệt chuột bằng các biện pháp tổng hợp.
2. Trên chè:Chăm sóc theo quy trình sản xuất chè an toàn, áp dụng biện pháp phòng trừ dịch hại tổng hợp (IPM), bón phân đầy đủ cân đối, trồng cây che bóng với mật độ hợp lý. Chỉ phun phòng trừ với những diện tích có mật độ sâu, tỷ lệ bệnh vượt ngưỡng bằng các loại thuốc đặc hiệu có trong Danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng ở Việt Nam theo đúng đối tượng đăng ký trên chè. Chú ý đảm bảo thời gian cách ly khi thu hái.
3. Trên cây lâm nghiệp: Tiếp tục theo dõi tình hình sâu bệnh trên cây keo, bạch đàn, bồ đề.
Lưu ý: Khi sử dụng thuốc BVTV cần đọc kỹ và sử dụng theo hướng dẫn sử dụng ghi trên bao bì; thu gom và tiêu hủy triệt để bao bì thuốc sau sử dụng đúng qui định./.
Nơi nhận:
- TTHU-HĐND (B/c);
- Chủ Tịch, các PCT UBND ( B/c);
- Chi cục BVTV Phú Thọ (B/c);
- Các CQ: Văn Phòng HĐND-UBND;
Phòng NN&PTNT, Trạm KN, Đài TT-TH;
- UBND các xã, TT ;
- Lưu CQ; |
TRẠM TRƯỞNG
Nguyễn Văn Minh |