Thông báo sâu bệnh tháng 8 Dự báo sâu bệnh thang9
Thanh Sơn - Tháng 9/2015

(Từ ngày 01/01/1754 đến ngày 31/12/9999)

I/ TÌNH HÌNH SÂU BỆNH HẠI TRONG THÁNG 8/2015:

1. Trên lúa:

- Sâu cuốn lá nhỏ: Gây hại nhẹ. Tổng diện tích nhiễm 387,5 ha ; Trong đó trà sớm nhiễm 161,7 ha, trà trung nhiễm 225,8 ha.

- Bệnh khô vằn: Phát sinh và gây hại trên diện rộng, mức độ hại nhẹ đến trung bình. Tổng diện tích nhiễm 2 trà 481,2 ha; trong đó nhiễm nhẹ 340,1 ha, nhiễm trung bình 141,1 ha. Diện tích phòng trừ 80,5 ha.

- Rầy các loại: Gây hại mức độ nhẹ, cục bộ ổ trung bình (Khu 3 xã Giáp Lai, Đồng Mè xã Địch Quả). Tổng diện tích nhiễm cả 2 trà là 280,8 ha. Diện tích phòng trừ 141,8 ha.

- Bệnh vàng lá sinh lý: Phát sinh và gây hại tại các diện tích lúa vàn cao thiếu nước, các chân ruộng dộc chua ven bìa rừng; mức độ hại nhẹ. Diện tích nhiễm 254,7 ha.

- Ngoài ra: Sâu đục thân gây bông bạc rải rác; Bọ xít dài, châu chấu gây hại nhẹ. Bệnh bạc lá, đốm sọc vi khuẩn vết bệnh xuất hiện và gây hại rải rác.

2. Trên ngô hè thu:

Đang giai đoạn chín sáp - thu hoạch. Bệnh khô vằn, đốm lá lớn gây hại nhẹ rải rác. Chuột hại cục bộ

3. Trên chè:

- Bọ xít muỗi: Gây hại chủ yếu ở các lô chè gần bìa rừng, mức độ hại nhẹ. Tổng diện tích nhiễm 674,01 ha. Diện tích đã phòng trừ 148,2 ha.

- Rầy xanh: Gây hại mức độ nhẹ đến trung bình. Tổng diện tích nhiễm 500 ha; trong đó nhiễm nhẹ 326 ha, nhiễm trung bình 174 ha. Diện tích đã phòng trừ 174 ha.

- Nhện đỏ: Gây hại mức độ nhẹ. Diện tích nhiễm 148,2 ha. Diện tích phòng trừ 148,2 ha.

- Ngoài ra: Bọ cánh tơ, bệnh đốm nâu, bệnh thối búp gây hại rải rác.

4. Trên cây lâm nghiệp: Sâu ăn lá, mối hại gốc gây hại rải rác trên cây keo, bạch đàn.

II/ DỰ BÁO TÌNH HÌNH SÂU BỆNH HẠI THÁNG 9/2015:

1. Trên lúa:

- Rầy các loại: Tiếp tục tích luỹ và gia tăng mật độ gây hại trên lúa giai đoạn ngậm sữa - chắc xanh, mức độ hại nhẹ đến trung bình, cục bộ có thể gây cháy chòm, cháy ổ sau ngày 10/9 trở đi trên các diện tích lúa mùa trung cấy muộn và trà muộn. Các xã cần chú ý: Yên Sơn, Tân Minh, Tân Lập, Đông Cửu, Khả Cửu, Thượng cửu, Thạch Khoán, ...

- Sâu đục thân: Bướm đục thân 2 chấm tiếp tục ra kéo dài, di chuyển đẻ trứng trên trà lúa mùa muộn giai đoạn làm đòng - trỗ, mức độ hại nhẹ đến trung bình, cục bộ hại nặng. Các xã cần chú ý: Thạch Khoán, Tất Thắng, Yên Sơn, ...

- Bệnh khô vằn: Phát sinh và gây hại trên các trà lúa giai đoạn làm đòng - chắc xanh; mức độ hại nhẹ đến trung bình, cục bộ hại nặng trên những ruộng rậm rạp, xanh tốt, bón nhiều đạm, ruộng khô hạn, ...

- Bệnh bạc lá, đốm sọc vi khuẩn: Trong điều kiện thời tiết có mưa bão nguồn bệnh sẵn có trên đồng ruộng, bệnh lây lan nhanh và gây hại mạnh trên các trà; mức độ hại nhẹ - trung bình, cục bộ nặng trên các giống lúa lai, trên ruộng xanh tốt, lá rậm rạp.

- Chuột: Gây hại cục bộ trên các diện tích lúa đang giai đoạn làm đòng - trỗ - chín sữa khu vực ven đồi, gò, ven làng; mức độ hại nhẹ đến trung bình, cục bộ hại nặng.

- Ngoài ra: Sâu cuốn lá nhỏ, bệnh sinh lý, bọ xít dài, châu chấu, nhện gié, bệnh lem lép,... gây hại nhẹ.

2. Trên cây ngô đông: Sâu xám, bệnh sinh lý hại nhẹ, cục bộ trung bình.

3. Trên cây chè: Rầy xanh, bọ xít muỗi, bọ cánh tơ, hại nhẹ đến trung bình. Bệnh thối búp, đốm xám, đốm nâu gây hại nhẹ.

4. Cây lâm nghiệp: Bệnh đốm lá, sâu ăn lá, mối hại gốc gây hại nhẹ trên cây keo, bạch đàn.

III/ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT PHÒNG TRỪ:

1. Trên lúa:

- Rầy các loại: Khi ruộng có mật độ rầy trên 1.500 con/m2 sử dụng một trong các loại thuốc có trong danh mục đăng ký trừ rầy. Có thể sử dụng các thuốc thuộc nhóm hoạt chất: Buproferin, Imidacloprid, Fenobucarb, Chlorpyrifos Ethyl, Pymetrozine, ... pha và phun theo hướng dẫn ghi trên vỏ bao bì.

- Bệnh khô vằn: Khi ruộng có tỷ lệ trên 20% dảnh hại sử dụng một trong các loại thuốc có trong danh mục đăng ký trừ bệnh khô vằn. Có thể sử dụng các thuốc thuộc nhóm hoạt chất: Carbendazim, Hexaconazole, Validamycin, ... pha và phun theo hướng dẫn ghi trên vỏ bao bì.

- Sâu đục thân 2 chấm: Khi ruộng có mật độ ổ trứng trên 0,3 ổ/m2 sử dụng một trong các loại thuốc có trong danh mục đăng ký trừ sâu đục thân trên lúa. Có thể sử dụng thuốc trong nhóm hoạt chất: Cartap, Fipronil, Chlorpyrifos ethyl, Alpha-Cypermethrin,... pha và phun theo hướng dẫn ghi trên vỏ bao bì.

- Bệnh bạc lá, đốm sọc vi khuẩn: Khi ruộng có tỷ lệ trên 20% lá hại sử dụng một trong các loại thuốc có trong danh mục đăng ký trừ bệnh bạc lá, đốm sọc vi khuẩn. Có thể sử dụng các thuốc thuộc nhóm hoạt chất: Oxolinic acid, Bismerthiazol, Kasugamycin, ... pha và phun theo hướng dẫn ghi trên vỏ bao bì.

- Ngoài ra: Cần thường xuyên theo dõi và phòng trừ kịp thời các đối tượng bọ xít dài, bệnh lem lép hạt, bệnh sinh lý, … bằng các loại thuốc đặc hiệu có trong danh mục; Tích cực diệt chuột bằng các biện pháp tổng hợp.

2. Trên cây ngô đông: Theo dõi chặt chẽ diễn biến các đối tượng sâu bệnh hại cây ngô đông. Phun phòng trừ những diện tích có mật độ sâu, tỷ lệ bệnh vượt ngưỡng bằng các loại thuốc có trong danh mục quy định cho ngô.

3. Trên cây chè: Phun phòng trừ những diện tích có mật độ sâu, tỷ lệ bệnh vượt ngưỡng bằng các loại thuốc đặc hiệu có trong danh mục quy định cho chè. Thu hái chè khi đã đảm bảo thời gian cách ly theo từng loại thuốc khi phun.

- Rầy xanh: Chỉ phòng trừ ở những nương chè có tỷ lệ búp hại trên 10%; sử dụng một trong các loại thuốc có trong Danh mục đăng ký trừ rầy xanh trên chè. Có thể sử dụng các thuốc thuộc nhóm hoạt chất Emamectin benzoate, Abamectin, Buprofezin, Isoprocarb, ... pha và phun theo hướng dẫn ghi trên bao bì.

- Bọ xít muỗi: Chỉ phòng trừ ở những nương chè có tỷ lệ búp hại trên 10%; sử dụng một trong các loại thuốc có trong danh mục đăng ký trừ bọ xít muỗi trên chè. Có thể sử dụng các thuốc thuộc nhóm hoạt chất Etofenprox,  Emamectin benzoate, ... pha và phun theo hướng dẫn ghi trên bao bì.

- Bọ cánh tơ: Chỉ phòng trừ ở những nương chè có tỷ lệ búp hại trên 10%; sử dụng một trong các loại thuốc có trong danh mục đăng ký trừ bọ cánh tơ trên chè. Có thể sử dụng các thuốc thuộc nhóm hoạt chất Emamectin benzoate, Abamectin, Bacillus thuringiensis,... pha và phun theo hướng dẫn ghi trên bao bì.

- Nhện đỏ: Chỉ phòng trừ ở những nương chè có tỷ lệ lá hại trên 20%; sử dụng một trong các loại thuốc có trong danh mục đăng ký trừ nhện đỏ trên chè. Có thể sử dụng các thuốc thuộc nhóm hoạt chất Fenpyroximate, Abamectin,  Emamectin benzoate, Bacillus thuringiensis, ... pha và phun theo hướng dẫn ghi trên bao bì.

4. Trên cây lâm nghiệp: Tiếp tục theo dõi tình hình sâu bệnh trên cây keo, bạch đàn, bồ đề./.

Nơi nhận:

- Chi cục BVTV (b/c);

- UBND huyện (b/c);

- Phòng NN&PTNT huyện (p/h);

- UBND các xã và thị trấn (t/h);

- Đài TT huyện (đưa tin);

- Thành viên tổ công tác giúp việc BCĐSX.

- Các cửa hàng đại lý thuốc BVTV.

- Lưu. bvtv.

TRẠM TRƯỞNG

Lê Hồng Thiết

Các thông báo sâu bệnh khác
Loading...