Thông báo sâu bệnh tháng 7 và dự báo tình hình sâu bệnh tháng 8
Tam Nông - Tháng 8/2009

(Từ ngày 01/01/1754 đến ngày 31/12/9999)

I.TÌNH HÌNH SÂU BỆNH HẠI, THỜI TIẾT TRONG THÁNG 07/2009.

1.Thời tiết:

Đầu tháng, ban ngày trời nắng nóng. Giữa và cuối tháng, do ảnh hưởng của các cơn bão số 4, số 5 và áp thấp nhiệt đới, có nhiều ngày mưa kéo dài. Nhiệt độ trung bình từ 27-290 C, cao 32-340C, thấp 22-240C.

Cây trồng sinh trưởng và phát triển bình thường.

2. Cây trồng:

- Cây lúa:

+ Lúa mùa sớm : Đứng cái - làm đòng

+ Lúa trung: Đẻ nhánh rộ - cuối đẻ

          - Ngô xuân hè: Trỗ cờ - phun râu

          - Cây rau: Phát triển thân lá, thu hoạch.

3. Tình hình sâu bệnh:

 a.Trên lúa:

- Sâu cuốn lá nhỏ: gây hại nhẹ đến trung bình, cục bộ ruộng hại nặng. Tổng diện tích nhiễm: 766,37 ha. Trong đó, diện tích nhiễm nhẹ : 631,397 ha, diện tích nhiễm trung bình: 134,973 ha. Diện tích đã phòng trừ 105,233 ha.

- Sâu đục thân: gây hại nhẹ đến trung bình. Diện tích nhiễm 235,63 ha. Trong đó, diện tích nhiễm nhẹ 175,007 ha , diện tích nhiễm trung bình 60,623 ha. Diện tích đã phòng trừ 45,753 ha

- Bệnh sinh lý hại nhẹ đến trung bình. Diện tích nhiễm 250,5 ha. Trong đó, diện tích nhiễm nhẹ  227,623 ha, nhiễm trung bình 22,877 ha. Diện tích đã phòng trừ 22,877 ha.

- Ngoài ra, châu chấu, bệnh khô vằn, rầy các loại gây hại nhẹ.

b. Trên rau: Sâu xanh, bọ nhảy, rệp gây hại nhẹ trên diện hẹp

c. Trên ngô: Bệnh đốm lá lớn, sâu đục thân, sâu ăn lá gây hại nhẹ

II. DỰ BÁO TÌNH HÌNH SÂU BỆNH HẠI THÁNG 08/2009.

1. Trên lúa:

- Sâu cuốn lá nhỏ: Bướm lứa 6 ra rộ và đẻ trứng từ ngày 10 - 15/8. Sâu non nở rộ từ ngày 18/8 trở đi và gây hại nặng trên lúa mùa sớm, mùa trung giai đoạn làm đòng và trỗ. Mức độ gây hại trung bình, cục bộ có thể gây trắng lá hoàn toàn ở những nơi không được phòng trừ kịp thời. Các xã cần lưu ý là: Tam Cường, Hương Nha, Tứ Mỹ, Dậu Dương, Hương Nộn, Hồng Đà.

- Sâu đục thân hai chấm: Bướm lứa 4 ra rộ từ ngày 25/7 đến ngày 05/08, sâu non nở rộ từ ngày 07/08 đến ngày 10/08, gây hại trên trà mùa sớm giai đoạn làm đòng - trỗ, trên trà mùa trung giai đoạn làm đòng. Mức độ hại nhẹ đến trung bình. Các xã cần lưu ý: Hương Nộn, Dậu Dương, Dị Nậu, Xuân Quang.

- Rầy các loại: Rầy cám lứa 6 rộ từ giữa đến cuối tháng 8. Rầy non gây hại mạnh từ cuối tháng 8 đến đầu tháng 9, trên lúa mùa sớm giai đoạn ngậm sữa - chín, lúa mùa trung giai đoạn đòng - chắc xanh. Mức độ hại nhẹ đến trung bình, cục bộ có thể gây cháy chỏm, cháy ổ. Các xã cần lưu ý: Cổ Tiết, Tứ Mỹ, Hương Nha, Vực Trường.

- Bệnh khô vằn: bệnh phát triển, lây lan và gây hại trên lúa mùa sớm và mùa trung, mức độ hại nhẹ đến trung bình, cục bộ hại nặng trên những ruộng rậm rạp, xanh tốt, ruộng bón quá nhiều đạm.

- Bệnh bạc lá phát triển và gây hại sau những cơn bão khi lúa ở giai đoạn làm đòng và trỗ bông, đặc biệt là các ruộng lúa lai.

- Bọ xít dài gây hại nhẹ đến trung bình trên các trà lúa giai đoạn trỗ - chắc xanh, cục bộ nặng ở các ruộng ven làng, ven đồi, các ruộng trỗ sớm.

III. BIỆN PHÁP KỸ THUẬT PHÒNG TRỪ.

1.Trên lúa:

- Sâu cuốn lá nhỏ: Khi mật độ non trên 20 con/m2 dùng các loại thuốc: Regent 800 WG, Regell 800 WG, 50 SC, Finico 800 WG, Detamec 40 EC, Re gal 800WG, 50SC. Ở các ruộng có mật độ sâu cao, có thể hỗn hợp với thuốc Dertox 5EC, Antaphos 25EC. Pha và phun theo hướng dẫn trên bao bì.

Thời gian phun thuốc tốt nhất là từ 18-22/08, khi đó, chủ yếu sâu non ở tuổi 1, 2.

- Sâu đục thân hai chấm: Ở những ruộng có mật độ bướm từ 0,3 con/m2 hoặc mật độ ổ trứng từ 0,3 ổ/m2 trở lên, sử dụng các loại thuốc Regent 800WG, Regell 800WG, Finico 800WG, Dremec 36EC. Pha và phun thuốc theo hướng dẫn kỹ thuật trên bao bì.

Thời gian phun thuốc tốt nhất là khi bướm rộ từ 5-7 ngày.

 - Rầy các loại: Ở những ruộng có mật độ rầy cám (tuổi 1 và 2) trên 1500 con/m2 (khoảng 30 con/khóm) sử dụng các loại thuốc: Artara 25WG, Sectox 10WP, Midan 10WP, Superita 25EC. Pha và phun theo hướng dẫn kỹ thuật trên bao bì. Hoặc dùng các thuốc Bassa 50EC, Trebon 10 EC ... rẽ băng rộng 0,8 -1m, phun kỹ vào gốc lúa.

- Bọ xít dài: trên ruộng có mật độ bọ xít dài từ 6 con trở lên, dùng thuốc Fastac 5 EC, Đích Bách Trúng 90SP, Bestox 5EC, phun lúc sáng sớm và chiều mát.

- Bệnh khô vằn: Khi tỷ lệ dảnh hại trên 20%, dùng thuốc Levil 50Sl, Tilvil 500SC, Validacin 5L, Vida 3SC, Anvil 5SC. Phun theo hướng dẫn kỹ thuật trên bao bì.

- Ngoài ra, phun phòng trừ các ổ bạc lá, đốm sọc vi khuẩn, đem lép hạt bằng các loại thốc đặc hiệu. Tích cực diệt chuột bằng các biện pháp tổng hợp.

2. Trên ngô:

- Phòng trừ bệnh khô vằn bằng thuốc: levil 50SC. Validacin 5Sc, Vida 3SC, Tilvil 500SC.

3. Trên rau: Chỉ sử dụng thuốc khi sâu bệnh đến ngưỡng phòng trừ. Sử dụng các loại thuốc có trong danh mục quy định dùng cho cây rau. Chú ý, đảm bảo thời gian cách ly.

Các thông báo sâu bệnh khác
Loading...