I.TÌNH HÌNH SÂU BỆNH HẠI, THỜI TIẾT TRONG THÁNG 06/2009.
1.Thời tiết:
Trong tháng, nhiều ngày trời nắng nóng kéo dài, có những ngày nắng gay gắt. Chiều và đêm có mưa rào nhẹ. Nhiệt độ trung bình 30- 320C, cao 36- 390C, thấp 22-270C.
Các loại cây trồng sinh trưởng và phát triển bình thường.
2. Cây trồng:
- Cây lúa:
+ mạ mùa sớm có 1,5 -4 lá
+ Lúa mùa sớm : cấy, hồi xanh và đẻ nhánh
- Ngô xuân: Thu hoạch
- Cây rau: Phát triển thân lá, thu hoạch.
3. Tình hình sâu bệnh:
Trong tháng 6, các đối tượng sâu bệnh gây haị ở mức độ nhẹ trên diện hẹp. Cụ thể:
a.Trên mạ:
Sâu cuốn lá nhỏ, sâu đục thân, châu chấu, rầy các loại, ốc bươu vàng gây hại rải rác.
b. Lúa mới cấy:
- Sâu cuốn lá gây hại cục bộ ở mức độ nhẹ. Mật độ trung bình 5-10 con/m2, chủ yếu trên lúa gieo thẳng.
- Sâu đục thân, rầy các loại gây hại nhẹ
c. Trên rau: Sâu xanh, bọ nhảy, bệnh thối nhũn gây hại nhẹ.
II. DỰ BÁO TÌNH HÌNH SÂU BỆNH HẠI THÁNG 07/2009.
1. Trên mạ mùa muộn: Sâu cuốn lá nhỏ, sâu đục thân, sâu keo, cào cào, châu chấu, rầy các loại gây hại rải rác.
2. Trên lúa:
- Sâu cuốn lá nhỏ: Dự kiến bướm cuốn lá nhỏ lứa 5 rộ từ ngày 12- 18/07, di chuyển và đẻ trứng trên các trà lúa. Sâu non tuổi 1, 2 nở rộ từ ngày 18 - 20/07 trở đi và gây hại mạnh trên các trà lúa ở giai đoạn đẻ nhánh. Mức độ hại từ nhẹ đến trung bình, cục bộ hại nặng có thể gây trắng lá trên các ruộng xanh tốt và ruộng cấy sớm. Đây là lứa sâu tích luỹ mật độ để gây hại trong tháng 8. Do đó, lứa sâu này cần được chú ý theo dõi và phòng trừ kịp thời.
- Bệnh sinh lý: Phát sinh và gây hại nhẹ trên các chân ruộng dộc, ruộng chua, trong điều kiện thời tiết nắng nóng và sau những trận mưa lớn.
- Sâu đục thân hai chấm: Sâu non lứa 3 tiếp tục gây dảnh héo trên mạ mùa muộn và lúa mới cấy. Mức độ gây hại từ nhẹ đến trung bình.
- Bệnh khô vằn phát sinh và gây hại từ giữa tháng 7. Mức độ gây hại từ nhẹ đến trung bình, giai đoạn lúa cuối đẻ nhánh.
- Ốc bươu vàng gây hại trên các ruộng lúa mới cấy đến hồi xanh và trên các ruộng lúa gieo thẳng. Mức độ hại nhẹ đến trung bình.
- Ngoài ra, bọ trĩ, cào cào, châu chấu gây hại rải rác.
III. BIỆN PHÁP KỸ THUẬT PHÒNG TRỪ.
1.Trên lúa:
- Sâu cuốn lá nhỏ: theo dõi chặt chẽ phát dục và mật độ sâu lứa 4, chú ý các ruộng xanh tốt của trà sớm. Chỉ phòng trừ bằng thuốc hoá học trên các diện tích có mật độ sâu 50 con/m2 (giai đoạn đẻ nhánh). Dùng các loại thuốc hoá học như: Regent 800 WG, Regell 800 WG, 50 SC, Finico 800 WG, Dremec 36 EC, pha và phun theo hướng dẫn trên bao bì.
- Bệnh sinh lý: Bón phân thúc đẻ kịp thời, kết hợp làm cỏ sục bùn để giải phóng độc tố trong đất. Thay đổi mức nước trong ruộng. Những ruộng bị bệnh nặng phun thuốc Antrancol 70 WP và phân bón lá theo hướng dẫn kỹ thuật trên vỏ bao bì.
- Ốc bươu vàng: Dùng các biện pháp thủ công để bắt ốc và thu gom ổ trứng ốc. Với những diện tích có mật độ ốc 3 con/m2, sử dụng Clodansuper 700 WP để phun. Cách phun: Pha một gói 10 g/ 1 bình 12l , phun cho một sào bắc bộ. Khi phun giữ nước trong ruộng từ 3 -5 cm để làm tăng hiệu lực của thuốc.
- Ngoài ra, cần theo dõi chặt chẽ phát dục của sâu đục thân, bọ xít và các loại sâu bệnh khác.
2. Trên rau: Chỉ sử dụng thuốc khi sâu bệnh đến ngưỡng phòng trừ. Sử dụng các loại thuốc có trong danh mục dùng cho cây rau. Lưu ý, đảm bảo thời gian cách ly.