THÔNG BÁO
Tình hình sâu bệnh
tháng 6/2017
Dự báo tình hình sâu bệnh tháng 7/2017
I/ TÌNH HÌNH SÂU BỆNH
HẠI TRONG THÁNG 06/2017:
1. Trên mạ mùa:
Sâu
đục thân: di chuyển và đẻ trứng trên mạ
mật độ TB 0,01 – 0,05 ổ/m2, cao 0,2 – 0,5 ổ/m2, cục bộ 1
- 3 ổ/m2., cá biệt 15-20 ổ/ m2. Tổng diện tích nhiễm
nặng là 7,5 ha, trong đó nhiễm nhẹ
1,7ha, nhiễm nặng 5,8 ha( Vĩnh lại)
- Ngoài ra: Rầy các loại , sâu cuốn lá nhỏ, châu chấu gây hại nhẹ rải
rác.
2. Trên lúa:
- Sâu cuốn lá nhỏ: Phát sinh và gây hại trên lúa mùa sớm tại các Xã Vĩnh Lại,
Bản Nguyên, Kinh kệ, Sơn Dương….. Mức độ hại nhẹ, mật độ trung bình 4 –
8 con/m2, cao 12 – 16 con/m2,
cục bộ 24 – 32 con/m2
- Ốc bươu vàng: Mật độ trung
bình 0,1 – 0,5 con/m2, cao 1,0 - 3,0 con/m2, cục bộ 5,0 - 6,0 con/m2 . Diện tích nhiễm 211 ha ở hầu hết các xã đã
cấy, trong đó nhiễm nhẹ 187,2 ha, nhiễm trung
bình 23,8 ha. Diện tích đã phòng trừ 163,2 ha.
- Ngoài ra: Sâu đục thân hai
chấm, rầy các loại hại rải rác.
II/ DỰ BÁO TÌNH HÌNH SÂU BỆNH HẠI THÁNG 07/2017:
1. Trên lúa:
1.1. Trà mùa sớm:
- Sâu cuốn lá nhỏ: Dự kiến trưởng thành lứa 5 ra rộ từ
ngày 06 -
10/7/2016; nở rộ từ ngày 14/7/2016 trở đi và gây hại mạnh trên lúa giai đoạn đẻ nhánh rộ đến cuối
đẻ. Cần lưu ý phòng trừ kịp thời khi sâu non mới nở (tuổi 1, 2) nếu mật độ vượt
ngưỡng. Các xã cần chú ý: Vĩnh lại, bản Nguyên, Kinh kệ....
- Sâu đục thân hai chấm: Dự báo
bướm sâu đục thân 2 chấm lứa 4 sẽ ra rộ từ
ngày 08 - 15/7 và đẻ trứng trên trà lúa mùa
sớm giai đoạn đẻ nhánh rộ đến cuối đẻ. Sâu non lứa 4 nở rộ từ ngày 17/7
trở đi gây dảnh héo trên trà mùa sớm; mức độ hại nhẹ, cục bộ trung bình. Các Xã cần chú ý: Vĩnh Lại, Bản
Nguyên, Kinh Kệ..
- Chuột: Gây hại trên lúa mùa sớm khu vực ven đồi, gò,
ven làng; mức độ hại nhẹ.
- Ngoài ra: Ốc bươu vàng, rầy các loại, bệnh sinh lý
hại nhẹ.
1.2.
Trên lúa trung:
- Ốc bươu vàng: Gây hại trên những ruộng trũng nước; mức độ hại
nhẹ cục bộ hại trung bình.
- Bệnh
sinh lý: Gây hại trên những ruộng dộc chua, lầy, ruộng cày bừa làm đất không
kỹ, ruộng bón phân hữu cơ chưa hoai mục, ruộng cấy sâu tay,… mức độ hại nhẹ,
cục bộ hại trung bình.
- Ngoài ra: Sâu cuốn lá nhỏ, sâu đục thân, rầy các
loại hại rải rác. Chuột hại cục bộ.
III/ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT:
1. Trên lúa mùa:
Áp dụng kỹ thuật cấy SRI
trên chân đất vàn, vàn cao: Cần kịp thời chăm sóc, làm cỏ sục bùn, bón phân thúc đẻ ngay sau khi
lúa bén rễ hồi xanh. Đối với sâu bệnh cần chú ý:
- Sâu cuốn lá nhỏ: Tăng cường kiểm tra đồng ruộng, khi phát
hiện ruộng lúa có mật độ sâu cao trên 50 con/m2 (01 con/khóm)
cần tiến hành phòng trừ bằng các thuốc trừ sâu (Ví dụ: Clever 300WG,
Hd-Fortuner 150EC, Dylan 10WG, Rigell 800 WG, Emagold 6.5 WG, Tasieu 5WG
Alocbale 40EC, F16 600EC, Virtako 1.5GR,...).
-
Bệnh sinh lý: Khi ruộng lúa bị bệnh không bón phân đạm, tăng cường làm cỏ sục
bùn. Khắc phục bằng cách bón 10 - 15 kg vôi
bột + 10 - 15 kg supe lân kết hợp với làm cỏ sục bùn, hoặc sử dụng chế phẩm bổ
sung dinh dưỡng và giải độc cho lúa như XO Sogan siêu ra rễ; XO siêu lân, ...
- Chuột: Tập trung triển
khai tốt công tác diệt chuột, đặc biệt là đợt diệt chuột tập trung của UBND huyện, trong đó Đợt 1:
Từ
ngày 10/7/2017 đến ngày 30/7/2017(giai đoạn lúa đẻ nhánh rộ), diệt chuột
bằng bả sinh học, thuốc hóa học, ... có trong danh mục thuốc bảo vệ thực vật được
phép sử dụng ở Việt Nam (Ví dụ: Sử dụng thuốc Ranpart 2%DS, Cat 0.25WP, Rat K 2% DP, Rat-kill 2% DP,
... trộn thành bả; mồi nhử là thóc luộc nứt vỏ chấu, gạo, khoai lang, mộng mạ,
cua, ốc, tép, ... hoặc bả trộn sẵn Broma 0.005AB…).
- Các đối tượng khác: Sâu đục
thân, rầu các loại... cần chú ý theo dõi.
Lưu ý: Khi sử dụng thuốc
BVTV xong phải thu gom vỏ bao bì thuốc BVTV sau sử dụng đúng nơi quy định của
địa phương./.
Nơi nhận:
- T.T.H.Uỷ ,HĐND, UBND Huyện (b/c);
- Chi cục BVTV (b/c);
- Phòng NN, KN, hội ND, PN, đài TT huyện;
- UBND, HTX, tổ KN các xã,
thị trấn;
- Lưu trạm.
|
TRẠM TRƯỞNG
(Đã ký)
Đặng Thị Thu
Hiền
|