CHI CỤC TT& BVTV PHÚ THỌ TRẠM TT&BVTV HẠ HÒA
Số: 34 /TB-TT&BVTV | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Hạ Hòa, ngày 03 tháng 7 năm 2020 |
THÔNG BÁO
Tình hình sinh vật gây hại (SVGH) tháng 6/2020
Dự báo tình hình SVGH tháng 7/2020
I. TÌNH HÌNH SVGH TRONG THÁNG 6/2020
1. Trên lúa mùa:
- Ốc bươu vàng, sâu cuốn lá nhỏ, rầy các loại gây hại nhẹ; Bệnh sinh lý gây hại cục bộ. Ngoài ra, sâu cuốn lá lớn, bọ trĩ, ... hại rải rác.
2. Trên ngô hè thu:
- Sâu keo mùa thu: Diện tích nhiễm 46,4 ha (Nhiễm nhẹ 23,2 ha, trung bình 5,4 ha, nặng 17,8 ha (Vĩnh Chân, Lang Sơn, Yên Luật)). Tăng so với CKNT 14,4 ha. Diện tích đã phòng trừ 23,2 ha.
- Ngoài ra, bệnh sinh lý, sâu xám, cào cào, châu chấu, .... hại rải rác.
3. Trên cây chè:
- Rầy xanh: Diện tích nhiễm 289 ha (Chủ yếu nhiễm nhẹ). Tăng so với CKNT 111,1 ha.
- Bọ xít muỗi: Diện tích nhiễm 77 ha (Chủ yếu nhiễm nhẹ). Giảm so với CKNT 100,9 ha.
- Bọ cánh tơ: Diện tích nhiễm 365,9 ha(Chủ yếu nhiễm nhẹ). Tăng so với CKNT 162,8 ha.
- Nhện đỏ: Diện tích nhiễm 77 ha (Chủ yếu nhiễm nhẹ). Tăng so với CKNT 61 ha.
- Ngoài ra, Bệnh chấm xám, bệnh đốm nâu, ... hại rải rác.
II. DỰ BÁO TÌNH HÌNH SVGH THÁNG 7/2020
1. Trên lúa mùa:
- Ốc bươu vàng: Gây hại trên những ruộng trũng nước; mức độ hại nhẹ đến trung bình.
- Sâu cuốn lá nhỏ: Gây hại nhẹ đến trung bình, cục bộ hại nặng.
- Bệnh sinh lý: Gây hại trên những ruộng dộc chua, lầy, ruộng cày bừa làm đất không kỹ, ruộng bón phân hữu cơ chưa hoai mục, ruộng cấy sâu tay,… mức độ hại nhẹ đến trung bình.
- Chuột: Gây hại nhẹ, cục bộ hại trung bình đến nặng trên diện tích ven gò, đồi, kênh mương, cạnh những ruộng, cánh đồng bỏ vụ không cấy.
- Sâu đục thân: Gây hại nhẹ, cục bộ hại trung bình trên diện tích cạnh những cạnh những ruộng, cánh đồng bỏ vụ không cấy.
Ngoài ra: Rầy các loại, châu chấu, bệnh khô vằn, ... hại nhẹ rải rác.
2. Trên cây ngô:
- Sâu keo mùa thu tiếp tục gây hại trên cây ngô giai đoạn 3 đến 9 lá, mức độ gây hại nhẹ đến trung bình, cục bộ hại nặng.
Ngoài ra: Bệnh khô vằn, bệnh đốm lá, sâu đục thân hại nhẹ; Sâu xám, sâu ăn lá, sùng đất, chuột,... hại rải rác.
3. Trên cây chè: Rầy xanh, bọ cánh tơ, bọ xít muỗi, nhện đỏ hại nhẹ đến trung bình, cục bộ hại nặng. Ngoài ra, bệnh đốm nâu, đốm xám, ... hại rải rác.
4. Trên cây ăn quả: Nhện, sâu đục gốc, thân, cành, ruồi đục quả (ruồi vàng), bệnh loét, phát sinh hại hại nhẹ đến trung bình; ngoài ra bọ xít vai nhọn, sâu xanh bướm phượng, rầy rệp các loại, thán thư, chảy gôm,.. gây hại nhẹ.
5. Trên cây lâm nghiệp: bệnh khô cành khô lá, bệnh đốm lá, bệnh phấn trắng, ... hại nhẹ. Bệnh chết ngược, mối hại gốc gây hại cục bộ trên cây keo.
III. BIỆN PHÁP CHỈ ĐẠO PHÒNG TRỪ
1. Trên lúa:
- Tiếp tục theo dõi chặt chẽ và bắt mẫu rầy lưng trắng và rầy xanh đuôi đen, khi phát hiện hướng dẫn phòng trừ sớm, kịp thời đối với rầy lưng trắng là môi giới truyền bệnh lùn sọc đen phương Nam và rầy xanh đuôi đen là môi giới truyền bệnh vàng lụi (vàng lá di động).
- Ốc bươu vàng: Áp dụng biện pháp thủ công bắt thu gom ốc, trứng đưa ra khỏi ruộng và tiêu hủy. Khi mật độ ốc cao trên 3 con/m2; hoặc ruộng lúa có trên 10% dảnh bị hại thì xử lý bằng thuốc trừ ốc bươu vàng (ví dụ: Boxer 15GR; StarPumper 800WP; Clodansuper 700 WP; Pazol 700WP, ...).
- Sâu cuốn lá nhỏ: Tăng cường kiểm tra đồng ruộng DTDB chính xác sâu non lứa 5 gây hại. Phun thuốc khi ruộng lúa có mật độ sâu non cao trên 50 con/m2 đối với giai đoạn lúa đẻ nhánh (Ví dụ như: Clever 300 WG, Hd-Fortuner 150 EC, Rigell 800 WG, Emagold 6.5 WG, Tasieu 5 WG, Alocbale 40 EC, Virtako 1.5 GR, Bemab 52 WG...).
- Bệnh sinh lý: Khi ruộng lúa bị bệnh không bón phân đạm, tăng cường làm cỏ sục bùn. Khắc phục bằng cách bón 10-15 kg vôi bột + 10-15 kg supe lân kết hợp với làm cỏ sục bùn, hoặc sử dụng chế phẩm bổ sung dinh dưỡng và giải độc cho lúa như XO Sogan siêu ra rễ; XO siêu lân,...
- Tổ chức diệt chuột tập trung vào giai đoạn lúa đẻ nhánh rộ (cuối tháng 7). Diệt chuột bằng bả sinh học, thuốc hóa học, ... có trong danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng ở Việt Nam (Ví dụ: Sử dụng thuốc Ranpart 2%DS, Cat 0.25WP, Rat K 2% DP, Rat-kill 2% DP, ... trộn thành bả cùng với thóc luộc nứt vỏ chấu, gạo, khoai lang, mộng mạ, cua, ốc, tép, ... hoặc bả trộn sẵn Broma 0.005AB…).
2. Trên cây ngô: Phun phòng trừ những diện tích có mật độ sâu, tỷ lệ bệnh vượt ngưỡng.
- Trên ngô hè thu: Phòng chống sâu keo mùa thu bằng biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp, như: Làm sạch cỏ dại để hạn chế nơi ẩn nấp của sâu và diệt nhộng; ngắt tiêu diệt ổ trứng, bắt giết trưởng thành, ..... Khi mật độ sâu non từ 4 con/m2 trở lên, có xu thế gia tăng thì cần áp dụng biện pháp hoá học; Sử dụng thuốc theo nguyên tắc 4 đúng để phòng trừ;Tạm thời sử dụng một số hoạt chất và thuốc để trừ Sâu keo mùa thu như: Hoạt chất Methylamine Avermectin (Hagold 75WG, ...); Emamectin benzoate (Emaben 2.0 EC, Emagold 160SC, Dylan 10EC, Tasieu 3.6EC,...); Indoxacarb (Clever 300WG, 150SC; Millerusa 400SC,..); Lufenuron (Match 050EC, Lufenron 050EC,...);...
3. Trên chè: Phun phòng trừ những diện tích có mật độ sâu, tỷ lệ bệnh vượt ngưỡng.
- Rầy xanh: Khi nương chè có tỷ lệ búp hại trên 10%, có thể sử dụng các loại thuốc được đăng ký trừ rầy xanh hại chè, ví dụ như: Comda gold 5WG, Eska 250EC, Emaben 3.6WG, Actara 25WG, Dylan 2EC,...
- Bọ cánh tơ: Khi nương chè có tỷ lệ búp hại trên 10%; có thể sử dụng luân phiên các loại thuốc được đăng ký trừ bọ cánh tơ trên chè, ví dụ như: Dylan 2EC (10WG), Javitin 36EC, Aremec 36EC, Reasgant 3.6EC, Proclaim 1.9EC, Kuraba 3.6EC, Emaben 2.0EC (3.6WG),...
- Nhện đỏ: Khi nương chè có tỷ lệ lá hại trên 20%; có thể sử dụng các loại thuốc được đăng ký trừ nhện đỏ trên chè, ví dụ như: Agri-one 1SL, Catex 1.8EC (3.6EC), Tasieu 1.9EC, Kuraba 3.6EC, Benknock 1EC, SK Enspray 99EC, Comite (R) 73EC, Daisy 57EC, Alfamite 15EC, Sokupi 0.36SL,…
4. Trên cây bưởi:
- Nhện: Khi cây có trên 10% lá, quả bị hại sử dụng các loại thuốc đặc hiệu để phòng trừ, ví dụ như: Kamai 730EC, SK EnSpray 99 EC, Dylan 2EC, Eska 250EC, Tasieu 1.9EC, Alfamite 15EC,...
- Sâu đục gốc, thân cành: Thăm vườn thường xuyên, cắt cành sâu hại đem đốt, bắt giết xén tóc, sâu non. Diệt sâu non mới hại bằng cách dùng gai mây luồn vào vết sâu đục hoặc dùng bơm thuốc BVTV dạng xông hơi, tiếp xúc vào lỗ đục rồi bít lại.
- Ruồi đục quả: Sử dụng túi lưới màu trắng để bao quả. Dùng chất dẫn dụ côn trùng để thu hút con trưởng thành Ví dụ: Vizubon - D, Ento-Pro 150SL, Acdruoivang 900OL, Vizubon-P,.... Nếu bị nặng có thể sử dụng một số hoạt chất: Abamectin, Petroleum oil,...Ví dụ thuốc: Tungatin 1.8EC, Nimbus 1.8EC, Soka 25EC,...
Ngoài ra cần chú ý theo dõi chặt chẽ các đối tượng sâu bệnh khác để có biện pháp phòng trừ kịp thời khi mật độ sâu, tỷ lệ bệnh vượt ngưỡng.
5. Trên cây lâm nghiệp: Tiếp tục theo dõi các đối tượng sâu bệnh trên cây keo để có biện pháp chỉ đạo kịp thời.
Lưu ý: Chỉ sử dụng các thuốc có trong danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng tại Việt Nam, pha và phun theo hướng dẫn ghi trên bao bì, chú ý đảm bảo thời gian cách ly; Khi sử dụng thuốc BVTV xong phải thu gom vỏ bao bì đúng nơi quy định của địa phương./.
Nơi nhận: - TT huyện ủy, UBND huyện (b/c); - Chi cục TT&BVTV Phú thọ (b/c); - Ban chỉ đạo SX NN (các thành viên); - VP huyện ủy, VP UBND huyện; - Phòng NN & PTNT, Đài TT; - Trạm: KN, CN& TY; - Hội ND, Hội PN, Hội CCB, Đoàn TN; - 33 xã, Thị trấn; - Lưu: trạm. | TRẠM TRƯỞNG (Đã ký)
Đỗ Thị Thùy Dương |