Chi Cục BVTV Phú Thọ
Trạm BVTV Thanh Thuỷ
Số: 05 /TB-BVTV
|
Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Thanh Thuỷ, ngày 5 tháng 05 năm 2009
|
THÔNG BÁO TÌNH HÌNH SÂU BỆNH THÁNG 04
DỰ BÁO TÌNH HÌNH SÂU BỆNH THÁNG 05/2009
I/ TÌNH HÌNH SÂU BỆNH HẠI TRONG THÁNG 04/2009:
1. Thời tiết:
Trong tháng, ngày trời nắng nhẹ xen kẽ có mưa nhỏ, mưa phùn rải rác, đêm và sáng trời nhiều sương. Nhiệt độ trung bình 23 - 250C, cao 34 - 360C, thấp 16 - 18oC. Cây trồng sinh trưởng phát triển bình thường.
2. Cây trồng:
- Lúa chiêm xuân: chín sáp-chín hoàn toàn
- Ngô xuân trổ cờ- phun dâu
3. Tình hình sâu bệnh:
a.Trên lúa chiêm xuân:
- Rầy các loại: hại nhẹ đến trung bình, cục bộ hại nặng chủ yếu gây hại ở các xã Đào Xá, Sơn Thuỷ, Yến Mao, Hoàng Xá. Mật độ trung bình 90-225 con/m2, cục bộ 1665-2000 con/m2. Diện tích nhiễm là 145 ha, trong đó diện tích nhiễm nhẹ là 82,5 ha, diện tích nhiễm trung bình là 47,5 ha, diện tích nhiễm nặng là 15 ha.
- Sâu cuốn lá nhỏ: Mật độ trung bình 0-1 con/m2.
- Sâu đục thân: Sâu đục thân gây hại trên các trà, chủ yếu là sâu đục thân 5 vạch và sâu đục thân cú mèo, mật độ trung bình 0-0,5 con/m2.
- Bệnh khô vằn hại nhẹ đến trung bình trên các trà. Diện tích nhiễm 184,5 ha, diện tích nhiễm nhẹ là 92 ha (tỷ lệ hại 15-20%), diện tích nhiễm trung bình là 25 ha (tỷ lệ hại 20-25%), diện tích nhiễm nặng là 67,5 ha.
- Bệnh bạc lá hại rải rác, cục bộ hại nặng, tỷ lệ lá hại trung bình là 5-10%, cục bộ tỷ lệ hại là 25-30%. Diện tích nhiễm nặng là 2,5 ha.
- Bệnh đạo ôn: Xuất hiện rải rác trên các trà, tỷ lệ lá hại 0,33- 5,48% lh.
- Ngoài ra bọ trĩ, chuột, ruồi đục nõn, bọ xít đen hại rải rác.
b.Trên ngô xuân:
Sâu xám, sâu ăn lá, chuột, bệnh đốm lá, sâu đục bắp, hại nhẹ rải rác.
II/ DỰ BÁO TÌNH HÌNH SÂU BỆNH HẠI THÁNG 05/2009:
1. Trên lúa:
+ Rầy nâu,: Tiếp tục tích lũy và gây hại trên các trà chiêm đầm và xuân sớm, mức độ hại nhẹ đến TB, cục bộ hại nặng trên các giống Nếp, DT10, Xi23, X21... gây cháy chòm, cháy ổ. Các xã cần chú ý: Đào Xá, Sơn Thuỷ, Yến Mao.
- Bệnh khô vằn: hại nhẹ đến trung bình, cục bộ hại nặng.
- Chuột: gây hại trên các trà lúa, mức độ hại nhẹ đến trung bình, cục bộ hại nặng ở những ruộng ven gò, ven kênh mương, đường lớn, ven nghĩa trang.
- Bệnh sinh lý: gây hại trên trà lúa xuân muộn trên các chân ruộng dộc chua, cát xô, ruộng cao hạn. Mức độ hại nhẹ đến trung bình.
- Bệnh đạo ôn: Nguồn bệnh đã xuất hiện rải rác trên đồng ruộng, mức độ hại nhẹ.
Ngoài ra: Bọ xít dài, sâu cuốn lá nhỏ, sâu đục thân ... gây hại rải rác.
3. Trên ngô:
Sâu xám, châu chấu, sâu ăn lá, chuột, bệnh sinh lý hại nhẹ đến trung bình.
III/ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT PHÒNG TRỪ :
1. Trên lúa:
- Tập trung chăm sóc lúa, bón phân cân đối theo phương pháp so màu lá lúa; không bón đạm lai rai, bón quá muộn, tích cực phòng trừ chuột bằng mọi biện pháp.
- Căn cứ vào tình hình sâu bệnh cụ thể trên địa bàn, các xã, phường chủ động phát động chiến dịch phòng trừ, thành lập ban chỉ đạo, thông báo, hướng dẫn và kiểm tra đôn đốc nông dân thực hiện phòng trừ.
- HTX nông nghiêp, tổ khuyến nông xã cùng các đại lý thuốc BVTV trên địa bàn cung ứng đủ thuốc phục vụ sản xuất, đảm bảo chất lượng, chủng loại thuốc đặc hiệu đến hộ nông dân.
- Đề nghị các phòng, ban nghành liên quan, đài truyền thanh huyện tăng cường phối hợp chỉ đao, tuyên truyền công tác bảo vệ thực vật sâu rộng đến nhân dân trong cao điểm phòng trừ sâu bệnh.
- Tăng cường kiểm tra đồng ruộng, phát hiện sớm và phòng trừ triệt để các ổ sâu bệnh, cần chú ý các đối tượng sau:
+ Đối với rầy các loại cần phòng trừ các ổ bằng các loại thuốc đặc hiệu. Biện pháp phòng trừ tốt nhất hiện nay là kiểm tra đồng ruộng, nếu thấy rầy có mật số từ 800-1.000 con/m2 (bình quân 1 khóm lúa 20 con) thì sử dụng một trong các loại thuốc như: Bassa 50EC, Trebon 10EC, Actara 25WG, Applaud 10WP, Alika 247SC, Oshin 20WG, Dantotsu 16WDG ..... theo liều lượng khuyến cáo ghi trên bao bì.
+ Đối với bệnh khô vằn: Khi tỷ lệ dảnh hại > 20% trở lên thì dùng các loại thuốc như: Tilvil 50 WP, Lervil 5 SC, Validacin 3SC, Anvin 5SC, Vida 3SC .....
+ Bệnh đạo ôn lá: Khi phát hiện ruộng bị bệnh không được bón các loại phân bón và thuốc kích thích sinh trưởng, cần giữ đủ nước trong ruộng. Trên những ruộng có tỷ lệ lá hại trên 5%, sử dụng thuốc Bemsuper 75WP, Beam 75 WP, Fuji - one 40 WP, New Hinosan 30 EC, Fu-army 30 WP, Kasai 21,2 WP, One - Over 40 EC... phun theo chỉ dẫn kỹ thuật trên vỏ bao bì.
+ Đối với sâu cuốn lá, ruộng có sâu non trên 50 con/m2 (lúa đang đẻ nhánh), 20 con/m2 (lúa đang đứng cái) sử dụng các loại thuốc đặc hiệu như: Regent 800WG, Phironil 800WG, Rigell 50SC, Regill 800WG, Aremec 36EC… pha và phun theo chỉ dẫn ghi trên bao bì.
3. Trên ngô:
Chăm sóc, theo dõi sâu bệnh thường xuyên, phun trừ các ổ sâu bệnh đến ngưỡng phòng trừ.
Nơi nhận:
- TTHU-TTUB huyện(b/c)
- Chi cục BVTV (b/c);
- UBND các xã
- Các HTX nông nghiệp;
- Lưu.
|
TRẠM TRƯỞNG
(Đã ký)
Trần Duy Thâu
|