Thông báo sâu bệnh tháng 4, dự báo sâu bệnh tháng 5
Thanh Ba - Tháng 5/2023

(Từ ngày 01/01/1754 đến ngày 31/12/9999)

CHI CỤC TT& BVTV PHÚ THỌ

TRẠM TT&BVTV THANH BA

 


Số: 09/TB - TT&BVTV

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 


Thanh Ba, ngày 04 tháng 5 năm 2023

THÔNG BÁO

Tình hình sâu bệnh tháng 4/2023

Dự báo tình hình sâu bệnh tháng 5/2023


I/ TÌNH HÌNH SVGH TRONG THÁNG 4/2023:

1.     Trên lúa xuân:

          - Bệnh khô vằn: Gây hại nhẹ đến trung bình, cục bộ hại nặng. Diện tích nhiễm 763,3 ha, trong đó diện tích nhiễm nhẹ 251,6 ha, diện tích nhiễm trung bình 462,5 ha, diện tích nhiễm nặng 49,2 ha. Diện tích đã phòng trừ 511,7 ha.

          - Bệnh đạo ôn lá: Gây hại nhẹ. Diện tích nhiễm 35,6 ha (chủ yếu nhiễm nhẹ). Diện tích phòng trừ 35,6 ha.

          - Ngoài ra: Bệnh bạc lá, chuột, bọ xít dài, rầy các loại gây hại rải rác

 2. Trên ngô xuân:

           - Sâu đục thân đục bắp: Gây hại nhẹ. Diện tích nhiễm 17,7 ha (Chủ yếu nhiễm nhẹ);

          - Bệnh khô vằn: Gây hại nhẹ. Diện tích bị hại 26,5 ha (Chủ yếu nhiễm nhẹ).

3. Trên chè:

          - Bọ xít muỗi: Gây hại nhẹ. Diện tích bị hại 69,2 ha (Chủ yếu nhiễm nhẹ).

          - Bọ cánh tơ: Gây hại nhẹ. Diện tích bị hại 54 ha (Chủ yếu nhiễm nhẹ).

- Ngoài ra: Bệnh phồng lárầy xanh gây hại rải rác.

4. Trên cây bưởi: Rầy, rệp các loại, nhện các loại, bệnh thán thư, chảy gôm phát sinh gây hại rải rác.

II/ DỰ BÁO TÌNH HÌNH SÂU BỆNH HẠI THÁNG 5/2023:

1. Trên lúa xuân:

- Bệnh khô vằn: trong điều kiện thời tiết có nắng mưa xen kẽ, bệnh tiếp tục phát sinh, lây lan và gây hại trên tất cả các trà lúa, mức độ hại nhẹ đến trung bình, cục bộ hại nặng trên những ruộng bón nhiều đạm, xanh tốt, rậm rạp.

- Bệnh bạc lá, đốm sọc vi khuẩn: bệnh có xu thế gia tăng và tiếp tục gây hại, mức độ hại nhẹ đến trung bình, cục bộ ổ nặng trên các ruộng lúa xanh tốt, lá rập rạp, ruộng bón nhiều đạm, bón phân không cân đối, nhất là trên những diện tích đã xuất hiện nguồn bệnh.

- Rầy các loại: tiếp tục tích lũy mật độ gây hại cục bộ trên các trà lúa vào giữa tháng 5, mức độ gây hại nhẹ đến trung bình, cục bộ ổ có thể gây cháy ổ, cháy chòm. Cần lưu ý những ổ rầy gây hại của năm trước. Các xã cần chú ý: Lương Lỗ, Mạn Lạn, Hanh Cù, Vân Lĩnh, Đồng Xuân, ... .

Bệnh đạo ôn: Trong điều kiện thời tiết tiếp tục nhiều mây, có mưa nhỏ vào đêm và sáng sớm, độ ẩm không khí cao, nhiệt độ giao động từ 19 - 270C. Đây là điều kiện thời tiết rất thuận lợi cho bệnh đạo ôn tiếp tục phát sinh, lây lan nhanh, nhất là trên những giống mẫn cảm; Các xã cần chú ý: Mạn Lạn, Hanh Cù, Khải Xuân, Quảng Yên, Lương Lỗ, Đồng Xuân,...

- Ngoài ra: Bọ xít dài, Sâu đục thân, chuột gây hại rải rác.

2. Trên ngô xuân: sâu đục bắp, bệnh khô vằn gây hại nhẹ. Chuột gây hại cục bộ cần lưu ý diện tích trồng ngô ven sông, suối. Ngoài ra rệp cờ hại rải rác.

3. Trên cây chè: Bọ cánh tơ, rầy xanh, bọ cánh tơ, nhện đỏ hại nhẹ.

4. Trên cây bưởi: Nhện, bọ xít, rệp các loại, sâu đục cành, bệnh thán thư phát sinh gây hại nhẹ.

III/ BIỆN PHÁP CHỈ ĐẠO PHÒNG TRỪ:

1. Trên lúa xuân:

- Bệnh khô vằn: Khi ruộng có tỷ lệ trên 20% dảnh hại cần tiến hành phòng trừ bằng các thuốc trừ bệnh khô,ví dụ: Anvil 5 SC, Chevin 5SC, Hexin 5SC, Saizole 5SC, Nativo 750WG, Valicare 8SL, Lervil 50SC, Jinggangmeisu 3SL, Valivithaco 5SL,..., pha và phun theo hướng dẫn kỹ thuật trên bao bì.

- Rầy các loại: Giai đoạn lúa trỗ đến chín sữa, mật độ rầy cám trên 1.000 con/m2 (trên 25 con/khóm) thì phun phòng trừ một số loại thuốc trừ rầy trên lúa, ví dụ như: Comda gold 5WG, Chersieu75 WG, Nibas 50 EC, Superista 25 EC, Midan 10 WP, Hichespro 500WP,  Chess 50WG, …

 - Bệnh bạc lá, đốm sọc vi khuẩn: Sau mưa dông, cần kiểm tra ngay đồng ruộng. Nếu phát hiện ruộng chớm bị bệnh, cần phun phòng trừ ngay bằng các thuốc trừ vi khuẩn trên lúa, ví dụ như: Starwiner 20WP, Kamsu 2SL, Xanthomix 20WP, Sasa 25WP, Kasumin 2SL, Totan 200WP, Avalon 8WP, ViSen 20SC, Sieu Khuan 700 WP...).

- Bệnh đạo ôn: Đối với diện tích lúa nhiễm đạo ôn lá cuối tháng 4 thì cần phun phòng trừ đạo ôn cổ bông khi lúa trỗ vào đầu tháng 5. Sử dụng các loại thuốc trừ bệnh đạo ôn, ví dụ như:  Babalu 40 WP, Grandgold 510 WP, Fu-army 30WP, Ban kan 600WP, Trizole 75 WP, Bemgold750WP, Abenix 10FL, Ka-bum 650WWP, Funhat 40WP, Katana 20SC, Sieubem 777WP, Difusan 40EC,...

- Ngoài ra: sâu đục thân, bọ xít dài,... cần phải theo dõi chặt chẽ để có biện pháp phòng trừ kịp thời.

2. Trên cây ngô: :  Phun phòng trừ những diện tích có mật độ sâu, tỷ lệ bệnh vượt ngưỡng.

3. Trên chè:

- Bọ cánh tơ: Khi nương chè có tỷ lệ búp hại trên 10%; có thể sử dụng luân phiên các loại thuốc được đăng ký trừ bọ cánh tơ trên chè, ví dụ như: Dylan 2EC (10WG), Javitin 36EC, Aremec 36EC, Reasgant 3.6EC, Kuraba 3.6EC, Emaben 2.0EC (3.6WG), Radiant 60SC,...

- Bọ xít muỗi: Khi nương chè có tỷ lệ búp hại trên 10%; có thể sử dụng luân phiên các loại thuốc trừ bọ xít muỗi, Ví dụ: Dylan 2EC, Emaben 2.0EC/3.6WG, Hello 250WP, Map Winner 5WG/10WG, Eska 250EC, Actimax 50WG, Comda 250EC, Trebon 10EC, Nixatop 3.0 CS, Sudoku 58EC …

4. Trên cây bưởi: Phun phòng trừ những diện tích có mật độ sâu, tỷ lệ bệnh vượt ngưỡng.

Lưu ý: Khi sử dụng thuốc BVTV xong phải thu gom vỏ bao bì đúng nơi quy định của địa phương./.

 Nơi nhận:

- TTHU (b/ c);

- UBND Huyện   (b/c);

- Chi cục BVTV (b/c);

- Các ban ngành(P/H);

- 19 xã,  thị trấn;

- Lưu trạm.

TRƯỞNG TRẠM

                 Nguyễn Bá Tân


Các thông báo sâu bệnh khác
Loading...