CHI CỤC BVTV PHÚ THỌ
TRẠM BẢO VỆ THỰC VẬT HẠ HÒA
Số: 01 /TB - BVTV
|
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hạ Hòa, ngày 02 tháng 01 năm 2014
|
THÔNG BÁO
Tình hình sâu bệnh tháng 12/2013
Dự báo tình hình sâu bệnh tháng 01/2014 và biện pháp phòng trừ
I. Tình hình sâu bệnh hại cây trồng tháng 12/2013
1. Thời tiết:
Trong tháng có nắng mưa xen kẽ, nhiệt độ trung bình từ: 15-18oC, cao: 22-25oC, thấp 7-9oC cây trồng sinh trưởng phát triển bình thường.
2. Cây trồng:
- Mạ chiêm: Giai đoạn 4-6 lá; Bệnh sinh lý, rầy các loại, chuột hại nhẹ.
- Mạ xuân trung: Mới gieo; Chuột hại cục bộ.
- Ngô đông: Giai đoạn Chín sữa – chín sáp; Sâu bệnh hại nhẹ đối tượng chủ yếu là bệnh khô vằn, bệnh đốm lá, sâu đục thân đục bắp, chuột …
- Rau đậu: Phát triển thân lá - thu hoạch. Bọ nhảy, Sâu xanh, sâu khoang, rệp, bệnh thối nhũn, bệnh sương mai….hại nhẹ.
- Chè kinh doanh: Giai đoạn tận thu – đốn.
II. Dự báo tình hình sâu bệnh hại tháng 01/2014 và biện pháp kỹ thuật phòng trừ
1. Trên lúa chiêm, mạ xuân:
Chuột hại nhẹ cục bộ hại trung bình ở những ruộng ven đồi gò, ven đường lớn. Ngoài ra bệnh sinh lý, cào cào, châu chấu, rầy các loại, hại nhẹ đến trung bình.
* Biện pháp phòng trừ:
- Đối với lúa chiêm xuân gieo cấy chăm sóc đúng quy trình kỹ thuật, cần duy trì đủ nước không cấy vào ngày trời rét dưới 150C.
- Đối với mạ xuân trung và xuân muộn: Gieo mạ đúng khung thời vụ, đúng kỹ thuật, cần bón lót đầy đủ phân chuồng hoai mục, lân, kết hợp tro bếp, luôn giữ đủ ẩm; Cần áp dụng các biện pháp chống rét cho mạ (che phủ nilon...).
2. Trên ngô:
- Bệnh khô vằn, bệnh đốm lá, sâu đục thân đục bắp hại nhẹ đến trung bình.
* Biện pháp phòng trừ:
- Bệnh khô vằn: Khi ruộng có 20% cây bị nhiễm dùng thuốc Validacin 5SL, Alvil 5SC, Validan 5WP…để phun trừ.
- Bệnh đốm lá: Khi ruộng có tỷ lệ lá hại trên 30% sử dụng các loại thuốc: Alvil 5SC, Altracol 70WP… để phun trừ.
3. Cây khoai tây:
- Bệnh sương mai hai nhẹ đến trung bình, phòng trừ bằng thuốc Ridomil Gold 68WP; Score 250EC; Zinep Buld, Daconil 500SC, Đồng oxyclorua 80 BTN.
- Bệnh héo xanh: Khi bệnh chớm xuất hiện nhổ bỏ cây bị bệnh đem tiêu huỷ, rắc vôi bột vào gốc cây bị bệnh, sử dụng thuốc Staner 20WP; Sasa 20WP; Hoả tiễn 50WP để phòng trừ.
4. Trên rau, đậu các loại:
Sâu khoang, sâu tơ, sâu xanh, bọ nhảy hại nhẹ đến trung bình..
* Biện pháp phòng trừ: Phòng trừ các ổ sâu bệnh bằng các thuốc đặc hiệu có trong danh mục sử dụng cho rau theo đúng kỹ thuật, đảm bảo thời gian cách ly.
5. Cây ăn quả, cây lâm nghiệp:
Thường xuyên theo dõi diễn biến các đối tượng sâu bệnh hại chủ yếu, phòng trừ kịp thời bằng các loại thuốc đặc hiệu.
6. Chuột hại:
Đề nghị UBND các xã, thị trấn tiếp tục tổ chức triển khai diệt chuột tập trung đợt 2 từ ngày 25/12/2013 đến ngày 10/01/2014 theo công văn số 1232/UBND - BVTV ngày 11 tháng 11 năm 2013 đến tất cả các khu trên địa bàn.
Kỹ thuật diệt trừ: Áp dụng tổng hợp các biện pháp kỹ thuật gồm: Biện pháp thủ công (đánh bẫy, đào hang, xông khói bắt chuột...); kết hợp với biện pháp sinh học, hoá học để diệt chuột. Áp dụng biện pháp phối trộn mồi bả bằng thuốc Rat-K 2%D theo tỷ lệ 01 gói thuốc 10 gam trộn với 4-5 lạng thóc luộc, cứ 01 lạng mồi bả đặt thành 5-7 mô/sào. Đây là biện pháp có hiệu quả trừ chuột cao, giá thành thấp, an toàn, dễ làm đồng loạt trên diện rộng.
Kết thúc đợt diệt chuột các xã, thị trấn gửi báo cáo kết quả thực hiện và văn bản chỉ đạo của đơn vị về UBND huyện qua Trạm BVTV để tổng hợp vào ngày 15/1/2014./.
Nơi nhận:
- TT huyện ủy, UBND huyện (b/c);
- Chi cục BVTV Phú thọ (b/c);
- VP huyện ủy, VP HĐND và UBND huyện, Phòng NN&PTNT, Trạm KN, Trạm Thú Y, Đài TT;
- Hội ND, Hội PN, Hội CCB, Đoàn TN;
- 33 xã, thị trấn;
- Lưu: VT.
|
TRẠM TRƯỞNG
Phạm Quang Thông
|