Thông báo sâu bệnh kỳ 25 tháng 8. Dự báo 10 ngày tới. Biện pháp phòng trừ.
Cẩm Khê - Tháng 8/2014

(Từ ngày 25/08/2014 đến ngày 05/09/2014)

Hiện nay các trà lúa đang vào giai đoạn trỗ bông-phơi màu, một số đối tượng sâu, bệnh đang tiếp tục phát triển có nguy cơ gây hại nặng trong thời gian tới như­: Bệnh bạc lá, Đốm sọc vi khuẩn, Rầy các loại, Bệnh khô vằn, … cụ thể:

1. Bệnh Bạc lá, đốm sọc vi khuẩn:

* Hiện tại: Bệnh tiếp tục phát sinh, phát triển gây hại nhẹ, cục bộ hại trung bình trên các giống lúa lai, ruộng lúa xanh tốt bón nhiều đạm, tỷ lệ nhiễm trung bình 3-4%, cao 11,9-13,8%, cá biệt 25%. DT nhiễm nhẹ: 106,4ha. Các xã cần lưu ý: Đồng Cam,Văn Bán, Văn Khúc, Phương Xá, TT.Sông thao, Ngô Xá, Yên Tập,….

* Dự báo: Do điều kiện thời tiết mưa bão và giai đoạn sinh trưởng cây trồng  thuận lợi cho bệnh phát triển lây lan nhanh, gây hại mạnh trên các trà lúa, mức độ hại nhẹ-trung bình, cục bộ hại nặng đến rất nặng trên các ruộng gieo cấy mau, to khóm, lá rậm rạp, bón nhiều đạm, bón đạm muộn, ngập úng...(các xã nêu trên cần chú ý).

2. Bệnh khô vằn:

* Hiện tại: Bệnh tiếp tục lây lan gây hại nhẹ-trung bình, cục bộ hại nặng trên các trà lúa; với tỷ lệ dảnh hại trung bình từ 7-10%, cao từ 12-21%, cục bộ trên 40%. Diện tích nhiễm toàn huyện 1385ha, trong đó nhiễm trung bình là 547ha, nhiễm nặng 114,8ha. DT phòng trừ: 587,9ha.

* Dự báo: Bệnh tiếp tục lây lan gây hại mức độ trung bình-nặng, cục bộ rất nặng trên các trà lúa mùa (đặc biệt trên diện tích bón nhiều đạm và gieo cấy mau,…).

3. Rầy các loại:

* Hiện tại: Rầy các loại đang tiếp tục tích luỹ mật độ gây hại nhẹ, mật độ trung bình từ 120-600con/m2, cao 700-800 con/m2, phát dục chủ yếu T3, 4, 5, TT; Với mật độ trứng trung bình từ 28-40 ổ/m2, cao 160-240 ổ/m2. DT nhiễm nhẹ: 75,9ha (các xã cần lưu ý: Hiền Đa, Văn Bán,Tam Sơn, Sơn Tình, Tình Cương, Điêu Lương, Văn Khúc, Hương Lung,…).

* Dự báo: Trong thời gian tới rầy tiếp tục tích luỹ và gia tăng nhanh mật độ gây hại nhẹ đến trung bình, cục bộ hại nặng.

* Ngoài ra: Sâu đục thân, sâu cuốn lá, bệnh sinh lý, chuột, bọ xít...  phát triển và gây hại nhẹ - trung bình.

4. Biện pháp phòng trừ:

4.1. Bệnh Bạc lá:  Khi ruộng chớm bị bệnh, ngừng bón các loại phân hóa học, phân bón lá, thuốc KTST... Cần phun phòng trừ ngay càng sớm càng tốt bằng một trong các loại thuốc đặc hiệu: Starwiner 20WP, Xanthomix 20WP, Kamsu 2SL, SanSai 25WP,... để phòng trừ. Ruộng bị nặng phải phun kép 2 lần cách nhau 5 - 7 ngày..

4.2. Bệnh khô vằn: Ruộng có tỷ lệ dảnh hại trên 20%, ngừng bón các loại phân hóa học, sử dụng thuốc Cavil 50SC, Validacin 5SL, Anvil 5SC, Lervil 5SC, Jinggangmeisu,... để phòng trừ.

4.3. Rầy các loại: Khi ruộng có mật độ trên 1.500 con/m2 (30 - 40 con/khóm), sử dụng một trong các loại thuốc như: Victory 585EC, Rockfos 550EC, Sectox 10WP,... (phun không cần rẽ băng); hoặc sử dụng thuốc  Bassa 50EC, Nibas 50ND,...(rẽ băng rộng 0,8-1,2 m, phun kỹ vào gốc lúa).

* Ngoài ra: Theo dõi, phòng trừ kịp thời các đối tượng như: Sâu đục thân, bọ xít, bệnh sinh lý,...

Thường xuyên phòng trừ chuột hại bằng các biện pháp tổng hợp thủ công và sinh học để bảo vệ mùa màng.

* Chú ý: Khi sử dụng thuốc hoá học tuân thủ theo nguyên tác 4 đúng. Tất cả các loại thuốc nêu trên pha và phun theo hướng dẫn trên vỏ bao bì./.

Nơi nhận:

- TT: HU, HĐND huyện (b/c);

- Chủ tịch, các PCT UBND huyện (b/c);

- Chi cục BVTV Phú thọ (b/c);

- Phòng NN&PT (p/h);

- Trạm Khuyến nông (p/h);

- Đài TT huyện (p/h);

- Thành viên BCĐ sản xuất (p/h);

- UBND các xã, TT (th/h);

- Các đại lý thuốc BVTV; (th/h)

- Lưu: Trạm./.

            

P. TRẠM TRƯỞNG

PHỤ TRÁCH TRẠM

(đã ký)

Lương Trung Sơn

Các thông báo sâu bệnh khác
Loading...