thông báo sâu bệnh kỳ 21-30/8/2009
Phú Thọ - Tháng 8/2009

(Từ ngày 21/08/2009 đến ngày 30/08/2009)

CHI CỤC BVTV PHÚ THỌ

TRẠM BVTV PHÚ THỌ


Số: 29/TB - BVTV

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc


Phú thọ, ngày  20 tháng  8  năm  2009

THÔNG BÁO TÌNH HÌNH SÂU BỆNH KỲ 11 – 20,

DỰ BÁO KỲ 21 – 30/8/2009 VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ

                                                     

1. Sâu cuốn lá nhỏ:

* Hiện tại: Bướm cuốn lá nhỏ ra rộ từ 8/8, sâu non nở rộ từ 14/8. Tổng diện tích nhiễm 747,3 ha. Trong đó nặng: 218 ha, trung bình: 234,7 ha, nhẹ: 294,6 ha. Thời gian phòng trừ tập trung từ 16 – 21/8. Kết quả phòng trừ đến ngày 19/8 là: 474,8 ha. Một số nơi làm tốt: Hà lộc, Thanh minh, Hà thạch, Văn lung. Một số nơi phòng trừ chậm như Thanh vinh chưa triển khai phòng trừ. Kết quả điều tra sâu bệnh ngày 17 – 18/9 những diện tích chưa được phòng trừ hoặc phòng trừ chưa tốt.  Mật độ sâu phổ biến 30-40 con/m2, cao 60 con/m2, cục bộ >100 con/m2 Những diện tích đã được phòng trừ mật độ sâu giảm phổ biến 8- 15con/m2,  cao trên 30 con/m2. Mật độ trứng phổ biến 8 – 16 quả/m2, cao 24 – 32 quả/m2 .

 * Dự báo: sâu non tiếp tục nở và gây hại mạnh bộ lá đòng trà mùa sớm, mùa trung. Mức độ hại trung bình, cục bộ nặng có thể gây trắng lá hoàn toàn nếu không phòng trừ tốt. Dự kiến diện tích tiếp tục cần phòng trừ 200- 250 ha.

* Biện pháp phòng: Ruộng có mật độ sâu non trên 20 con/m2 (2 khóm có 1 con) dùng các loại thuốc Rigell 50 SC, 800 WG; Rambo 800 WG, Oncol 25WP; Finico 800 WG; Aremec 36 EC, ...  hỗn hợp với thuốc Pertox 5 EC, Bestox 5 EC, Antaphos 25 EC,...  Thời gian phun thuốc có thể kéo dài đến 25/8.

 Lưu ý: Ruộng đã phun thuốc cần kiểm tra lại nếu có mật độ sâu trên 20 con/m2 phải phun lại lần 2, riêng những ruộng đã trỗ trước 15/8 không cần phun lại lần 2.

2. Sâu đục thân:

*  Bướm sâu lứa 4 ra kéo dài từ đầu tháng , sâu non gây hại rải rác trên các trà lúa mùa. Mức độ hại nhẹ -  trung bình. Diện tích nhiễm 57,4 ha, trong đó nhẹ 38,1 ha, trung bình 19,3 ha. Mật độ bướm, ổ trứng phổ biến 0,05con, ổ/m2, cao 0,1 con,ổ/m2

* Dự báo: Bướm tiếp tục nở và đẻ trứng, sâu non gây hại trên trà sớm có thời gian trỗ trong tháng 8, mức độ hại nhẹ - trung bình, cục bộ nặng. Các trà khác hại nhẹ.

* Biện pháp phòng trừ: Ruộng có mật độ bướm, ổ trứng từ 0,3 con, ổ/m2 sử dụng các loại thuốc Padan, Patox, Gà nòi,... pha hỗn hợp với thuốc Fastac, Bestox, Antaphos....Phun trước khi lúa trỗ 5 – 7 ngày.

3. Rầy các loại:

* Hiện tại: Rầy gây hại nhẹ trên các trà lúa, mật độ trung bình 100 - 200 con/m2, cao 400 - 500 con/m2,. Phát dục chủ yếu tuổi trưởng thành, trứng và rầy cám bắt đầu nở.

* Dự báo: Rầy cám lứa 6 tiếp tục nở rộ và gây hại trên lúa mùa sớm giai đoạn trỗ - ngậm sữa; Mức độ hại nhẹ đến trung bình, cục bộ hại nặng có thể gây cháy chòm, ổ. Chú ý các ổ rầy cũ, những ruộng ngập úng nước thường xuyên.

* Biện pháp phòng trừ: Ruộng có mật độ rầy cám (tuổi 1, 2) trên 1.500 con/m2 (30 con/khóm), sử dụng các loại thuốc Actara 25WG, Sectox 10WP, Midan 10WP, Oncol 25WP, Penalty 40WP,... hỗn hợp với thuốc Bassa 50EC, Superista 25EC, Trebon 10EC,...

4. Bệnh bạc lá, đốm sọc vi khuẩn:

* Hiện tại: Bệnh phát sinh gây hại rải rác trên các trà lúa, mức độ hại nhẹ.

* Dự báo: Nếu thời tiết có mưa bão, bệnh sẽ bùng phát lây lan rất nhanh và gây hại cho bộ lá sẽ làm giảm năng suất lúa, đặc biệt chú ý các giống lúa lai, ruộng bón nhiều đạm.

* Biện pháp phòng trừ: Ruộng bị bệnh cần giữ mực nước trong ruộng từ 2 - 3 cm, ngừng bón phân hoá học và thuốc kích thích sinh trưởng. Sử dụng các loại thuốc Starner 20WP, Somec 2SL, PN-Balacide 32WP, Sansai 20WP, Sasa 20WP, Xanthomix 20WP,...

5. Bệnh khô vằn:

 * Trong kỳ 11 – 21/8 bệnh lây lan nhanh và gây hại trên các trà, mức độ hại nhẹ đến trung bình, cục bộ hại nặng. Tỷ lệ dảnh hại trung bình 5 - 10%, cao 20 - 32%, cục bộ 40 - 50% (Hà lộc, Hà thạch). Diện tích nhiễm 332,16 ha, trong đó nhiễm nhẹ 167,3 ha, nhiễm trung bình 132,96 ha, nhiễm nặng 31,9  ha. Diện tích đã phòng trừ 201,3 ha.

* Dự báo: Bệnh tiếp tục phát triển lây lan và gây hại bộ lá đòng trên các trà lúa mùa. Mức độ hại nhẹ đến trung bình, cục bộ hại nặng trên những ruộng tốt lá rậm rạp, bón nhiều đạm, ruộng bị hạn, .... Dự kiến diện tích cần phòng trừ 80 - 100 ha.

* Biện pháp phòng trừ: Ruộng có tỷ lệ dảnh hại trên 20%, dùng thuốc Lervil 5SC, Aloannong 50SL, Validacin 5SL, Tilt Super 300 ND, ...  Phun phòng trừ khô vằn bằng các thuốc trên sẽ hạn chế bệnh đen lép hạt phát triển.

6. Ngoài ra: Phòng trừ các ổ bọ xít dài, bệnh sinh lý, chuột... theo các biện pháp đã được hướng dẫn.

* Chú ý: Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng thuốc trên bao bì trước khi sử dụng thuốc.

 Trong kỳ này, sâu bệnh tiếp tục diễn biến phức tạp, có khả năng phát sinh gây hại nặng làm ảnh hưởng đến năng suất lúa cuối vụ. Đề nghị các địa phương cần tập trung chỉ đạo phòng trừ sâu bệnh quyết liệt, chống các tư tưởng chủ quan, lơ là. Nhằm bảo đảm an toàn cho sản xuất vụ mùa.

Nơi nhận:

- LĐThị uỷ, UBND thị (b/c);

- Chi cục BVTV Phú thọ (b/c);

- Các cơ quan đoàn thể liên quan;

- UBND các xã, phường;

- Các HTX nông nghiệp;

- Lưu.

TRẠM BẢO VỆ THỰC VẬT PHÚ THỌ

TRẠM TRƯỞNG

Dương Thư

Các thông báo sâu bệnh khác
Phú Thọ
Phú Thọ
Phú Thọ
Phú Thọ
Phú Thọ
Phú Thọ
Loading...