VI. NHẬN XÉT VÀ ĐỀ NGHỊ:
1. Tình hình dịch hại:
* Trên mạ:
- Bệnh sinh lý gây hại rải rác.
* Trên lúa:
- Bệnh sinh lý gây hại nhẹ
* Trên cây lâm nghiệp:
- Bệnh khô lá, bệnh đốm lá, sâu ăn lá gây hại nhẹ trên cây keo, bạch đàn...
2. Dự kiến thời gian tới:
* Trên mạ:
- Chuột, bệnh sinh lý, châu chấu, bọ trĩ gây hại nhẹ.
* Trên lúa:
- Bệnh sinh lý, ốc bươu vàng gây hại nhẹ đến trung bình.
* Trên cây lâm nghiệp:
- Bệnh khô lá, bệnh đốm lá, sâu ăn lá gây hại nhẹ trên cây keo, bạch đàn...
3. Biện pháp phòng trừ:
* Trên mạ: Gieo mạ đúng khung lịch thời vụ của huyện, không gieo quá dày, bón lót đầy đủ phân chuồng hoai mục, phân lân, giữ đủ nước trong ruộng mạ.
Theo dõi diễn biến thời tiết, chủ động phòng chống rét cho mạ bằng cách che phủ nilon. Khi thời tiết có nắng ấm ban ngày tiến hành mở 2 đầu luống mạ để tránh hiện tượng mạ bị chết chòm, ban đêm thì che đậy lại luống mạ hạn chế trời rét và chuột gây hại. Khẩn trương làm đất cấy để cấy những diện tích mạ đủ tuổi tránh tình trạng mạ chờ ruộng.
Tích cực diệt chuột bằng biện pháp kỹ thuật tổng hợp.
* Trên lúa:
- Duy trì đủ lượng nước trong ruộng, chống rét cho lúa, để hạn chế bệnh sinh lý. Tiến hành chăm sóc, bón phân, làm cỏ sớm khi thời tiết ấm; không bón thúc đẻ vào những ngày trời rét, nhiệt độ dưới 150C.
* Trên cây lâm nghiệp:
- Tiếp tục điều tra theo dõi tình hình sâu bệnh trên cây keo, bạch đàn.
Người tập hợp
Nguyễn Hữu Thông |
TRẠM TRƯỞNG
( Đã ký)
Nguyễn Văn Minh |
Các thông báo sâu bệnh khác
|