Bottom of Form
V/ Nhận xét:
* Tình hình sinh vật gây hại:
- Trên lúa: Bệnh khô vằn: Phát sinh và gây hại trên các trà lúa; mức độ hại nhẹ. - Rầy các loại hại nhẹ tại các ruộng sâu trũng vũng ổ rầy. Sâu đục thân hại rải rác trên những diện tích trỗ muộn.
- Bệnh đen lép hạt hại cục bộ trên diện tích trỗ muộn.
* Dự kiến thời gian tới:
- Rầy các loại tiếp tục gia tăng tích lũy mật độ và gây hại trên các trà lúa giai đoạn chín sữa - chín sáp mức hại nhẹ đến trung bình cục bộ hại nặng.
- Bệnh khô vằn: Phát sinh và gây hại trên các trà lúa; mức độ hại nhẹ đến trung bình, cục bộ hại nặng trên những ruộng rậm rạp, xanh tốt, bón nhiều đạm, ruộng khô hạn,
- Bệnh bạc lá, đốm sọc vi khuẩn hại nhẹ cục bộ hại trung bình.
- Ngoài ra: Bọ xít dài, nhện gié, bệnh lem lép,... gây hại nhẹ.
* Biện pháp xử lý:
- Bệnh bạc lá, đốm sọc vi khuẩn: Khi ruộng có tỷ lệ trên 20% lá hại sử dụng một trong các loại thuốc có trong danh mục đăng ký trừ bệnh bạc lá, đốm sọc vi khuẩn. Có thể sử dụng các thuốc thuộc nhóm hoạt chất: Oxolinic acid, Bismerthiazol, Kasugamycin, ...pha và phun theo hướng dẫn ghi trên vỏ bao bì.
- Bệnh khô vằn: Khi ruộng có tỷ lệ trên 20% dảnh hại sử dụng một trong các loại thuốc có trong danh mục đăng ký trừ bệnh khô vằn. Có thể sử dụng các thuốc thuộc nhóm hoạt chất: Carbendazim, Hexaconazole, Validamycin, ... pha và phun theo hướng dẫn ghi trên vỏ bao bì.
Tiếp tục theo dõi diễn biến các đối tượng sâu bệnh hại, phòng trừ các đối tượng sâu bệnh hại bằng các loại thuốc đặc hiệu. Thường xuyên diệt chuột bằng mọi biện pháp.
Thanh ba, ngày 15 tháng 9 năm 2015
Người tập hợp
Vũ Thị Hạnh
|
TRẠM TRƯỞNG
Nguyễn Bá Tân |
Các thông báo sâu bệnh khác
|