Thông báo khẩn kỳ 27/8, dự báo 10 ngày tới và biện pháp phòng trừ
Tân Sơn - Tháng 8/2009

(Từ ngày 18/08/2009 đến ngày 27/08/2009)

CHI CỤC BVTV PHÚ THỌ

TRẠM BVTV TÂN SƠN


   Số: 11/TB-BVTV

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập- Tự do- Hạnh phúc


Tân Sơn, ngày 27  tháng 8  năm 2009

THÔNG BÁO KHẨN TÌNH HÌNH SÂU BỆNH KỲ 27/8

DỰ BÁO 10 NGÀY TỚI VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ

1. Rầy các loại:

- Hiện tại: Rầy đang phát sinh gây hại trên diện rộng trên tất cả các trà, mức độ hại nhẹ, mật độ rầy trung bình từ 300- 600 con/m2, cao: 900- 1.500 con/m2, cục bộ: 3.000- 10.000 con/m2 (Thu Ngạc, Tân Phú...). Phát dục chủ yếu là rầy tuổi 2.

- Dự báo: Rầy tiếp tục gây hại trên diện rộng giai đoạn lúa cuối đẻ- đứng cái- làm đòng, mức độ hại trung bình đến nặng, cục bộ gây cháy chòm, ổ. Dự kiến diện tích nhiễm: 1.500 ha, trong đó diện tích cần phòng trừ: 1.100 ha. Các xã cần chú ý: Thu Ngạc, Tân Phú, Kiệt Sơn,...

- Biện pháp phòng trừ: Ruộng có mật độ rầy cám (Tuổi 1, 2) trên 1.500 con/m2 (30 con/khóm):

+ Với các ruộng còn xanh tốt: Sử dụng các loại thuốc Actara 25WG, Superista 25EC, Sectox 10WP, Midan 10WP,  Penalty 40WP,...pha và phun theo hướng dẫn kỹ thuật trên vỏ bao bì (phun không cần rẽ băng).

+ Với các ruộng đã ngả vàng: Sử dụng các loại thuốc tiếp xúc: Jetan 50EC, Bassa 50EC, Trebon 10EC, Bassan 50EC, Nibas 50EC,...rẽ băng rộng 1- 1,2m, phun kỹ vào gốc lúa.

* Lưu ý: Hiện nay rầy chủ yếu tuổi 2, đề nghị tổ khuyến nông các xã kiểm tra, thăm đồng nắm chắc diễn biến rầy hại, những diện tích có mật độ rầy cao, tổ chức phun phòng trừ triệt để bằng các loại thuốc trên, không để xảy ra cháy rầy.

2. Sâu cuốn lá nhỏ:

            - Hiện tại: Qua kiểm tra một số xã cho thấy mật độ sâu cuốn lá nhỏ vẫn còn ở mức cao, mật độ trung bình 20- 40 con/m2, cao 50- 80 con/m2, cục bộ trên 180 con/m2, phát dục chủ yếu là sâu tuổi 3, tuổi 4. Cơ bản tất cả các xã đã chỉ đạo phòng trừ, diện tích đã phòng trừ được khoảng 80% (Chủ yếu phun đợt 1).

          - Dự báo: Sâu non tiếp tục gây hại trên diện rộng song do tuổi sâu đã lớn nên công tác phòng trừ sẽ kém hiệu quả.

            3. Bệnh khô vằn:

            - Hiện tại: Bệnh gây hại các ruộng xanh tốt, rậm rạp, ruộng bón nhiều đạm, ruộng cao hạn,… mức độ hại rải rác, tỷ lệ bệnh trung bình là 1- 5%, cao 10- 20% cấp bệnh chủ yếu là cấp 1, cấp 3.

            - Dự báo: Bệnh tiếp tục phát triển, lây lan và gây hại trên tất cả các trà, mức độ hại nhẹ đến trung bình, cục bộ hại nặng trên ruộng thâm canh cao, ruộng dộc chua, ruộng cao hạn,….

            - Biện pháp phòng trừ: Ruộng có tỷ lệ dảnh hại trên 20%, sử dụng các loại thuốc: Tilt super 300EC, Lervil 5SC, Aloannong 50SL, Validacin 5L, Vida 3SC,  Anvil 5SC... phun theo hướng dẫn kỹ thuật trên bao bì.

            4. Bọ xít dài:

            - Hiện tại: Bọ xít dài đang tập trung ở các diện tích đang làm đòng và tiếp tục đẻ trứng, mật độ trung bình 1- 3 con/m2, cao 4- 8 con/m2, cục bộ trên 10 con/m2.

          - Dự báo: Bọ xít dài tiếp tục tăng về mật độ và gây hại trên các diện tích trỗ sớm vào đầu tháng tới. Mức độ hại nhẹ đến trung bình, cục bộ hại nặng trên các diện tích ven đồi, gò.

          - Biện pháp phòng trừ: Ruộng có mật độ bọ xít trên 6 con/m2, sử dụng các loại thuốc: Pertox 5EC, Fastac 5 EC, Bestox 5 EC, Địch Bách Trùng 95SP, Alfathrin 5EC,... pha và phun theo hướng dẫn trên vỏ bảo bì; Chú ý phun vào lúc sáng sớm hoặc chiều mát, phun theo đường xoáy chôn ốc từ ngoài vào trong.

5. Chuột: Gây hại diện rộng trên tất cả các trà lúa, mức độ hại nhẹ. Dự báo chuột tiếp tục tăng nhanh về số lượng và gây hại, mức độ hại nhẹ đến trung bình, cục bộ hại nặng vào giai đoạn lúa làm đòng trên các ruộng ven suối, ven đồi, gò, ruộng gần khu nghĩa địa. Để công tác phòng trừ chuột được hiệu quả cần phát động phong trào diệt chuột, tổ chức đánh bắt chuột thường xuyên. Áp dụng biện pháp phòng trừ tổng hợp: Căng nilon quanh bờ (Ở các ruộng gần suối, ruộng ven đồi, ven gò) kết hợp dùng các loại bẫy, bắt, hoặc dùng các loại bả sinh học để bảo vệ môi trường và vật nuôi.

            * Ngoài ra:  Cần chú ý các đối tượng: Sâu đục thân, bệnh bạc lá, đốm sọc vi khuẩn gây hại cục bộ./.

Nơi nhận:

TRẠM TRƯỞNG

- Chi cục BVTV Phú Thọ;

- TT HU, HĐND, UBND huyện;

- Lãnh đạo huyện: Ông Nhẫn, Ông La (B/C);

- Phòng NN&PTNT và các phòng ban liên quan;

- Ban chỉ đạo sản xuất nông lâm nghiệp huyện;

- UBND các xã;

- Lưu.

Đinh Thanh Bình

Các thông báo sâu bệnh khác
Loading...