Thông báo bệnh đạo ôn hại lúa và cách phòng trừ
Lâm Thao - Tháng 4/2009

(Từ ngày 15/04/2009 đến ngày 30/04/2009)

CHI CỤC BVTV PHÚ THỌ

TRẠM BVTV LÂM THAO


Số: 04 /TBSB

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc


Lâm Thao, ngày 15 tháng 3 năm 2009

THÔNG BÁO BỆNH ĐẠO ÔN HẠI LÚA

VÀ CHỈ ĐẠO PHÒNG TRỪ

Hiện nay, lúa chiêm xuân sớm đang ở giai đoạn cuối đẻ, xuân muộn đang đẻ nhánh rộ, sâu bệnh đã phát sinh phát triển và gây hại nhẹ, cục bộ ổ nặng đặc biệt là bệnh đạo ôn.

* Hiện tại: Do điều kiện thời tiết thuận lợi trời mát, ẩm độ cao, có mưa nhỏ và đêm có sương bệnh đã phát sinh và gây hại, tỷ lệ lá hại trung bình 0,1%, cao 2,5%, cục bộ 35% (Cao Xá). Cấp bệnh chủ yếu: Cấp 1, 3.

* Dự báo: Trong thời gian tới, tình hình thời tiết diễn biến phức tạp, tiếp tục có những đợt gió mùa, trời âm u kèm theo mư­a phùn nhiều ngày, đêm nhiều sương, bệnh đạo ôn tiếp tục lây lan, phát triển và gây hại trên diện rộng, trên cả 2 trà lúa đặc biệt trên các ruộng bón phân không cân đối, bón nhiều phân đạm, ruộng cấy giống nhiếm: DT10, Nếp, Xi23, X21, lúa lai,... Nếu không chủ động phòng trừ sớm, khi bệnh đã gây hại mới phun thuốc phòng trừ thì hiệu quả rất thấp. Đặc biệt, bệnh trên lá còn là nguồn bùng phát và gây hại nặng trên cổ bông khi lúa trỗ, ảnh hư­ởng rất lớn đến năng suất lúa. Các xã cần chú ý: Cao Xá, Tứ Xã, Thạch Sơn, Vĩnh Lại, Bản Nguyên,…

* Chỉ đạo phòng trừ:

- Để chủ động phòng trừ bệnh đạo ôn, hạn chế thiệt hại do bệnh gây ra, Trạm BVTV huyện đề nghị:

+ Các phòng ban ở huyện phối kết hợp chỉ đạo cơ sở kịp thời, đảm bảo việc phòng trừ đạt hiệu quả cao.

+ UBND, HTX nông nghiệp, khuyến nông các xã, thị trấn cần nắm bắt tình hình, phát hiện bệnh sớm, hướng dẫn, đôn đốc nhân dân thực hiện phòng trừ đúng kỹ thuật.

- Kỹ thuật phòng trừ: Áp dụng quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) trên cây lúa. Diệt nguồn bệnh trên cỏ dại như­ cỏ lồng vực, cỏ gà,... bón phân cân đối giữa N,P,K, không bón đạm muộn và bón lai rai, không để ruộng khô hạn. Thăm đồng thường xuyên phát hiện bệnh sớm để kịp thời phòng trừ, ngừng bón đạm và phun thuốc kích thích sinh tr­ưởng khi cây đang bị bệnh, khi tỉ lệ lá hại trên 5% thì tiến hành phòng trừ, sử dụng các loại thuốc đặc hiệu trừ bệnh: Fu-army 30WP, Bemsuper 75WP, Bamy 75WP, Kasai 21,2 WP,… phun phòng trừ theo chỉ dẫn kỹ thuật ghi trên vỏ bao bì. Ruộng bị nặng hoặc trên những ổ bị cháy, cần vơ bỏ lá bệnh sau đó sử dụng các loại thuốc trên phun 2 lần cách nhau 5 - 7 ngày. Chú ý phun kỹ cho thuốc tiếp xúc đều trên lá. Những ruộng xung quanh ổ bệnh, nhất là những ruộng ở phía xuôi chiều gió, cần phun phòng trừ sớm và triệt để bệnh đạo ôn nhằm hạn chế bệnh phát tán lây lan. Để phòng trừ đạo ôn cổ bông, tốt nhất phun thuốc nêu trên vào lúc tr­ước trỗ hoặc sau trỗ 1 tuần, nếu thời tiết giai đoạn trỗ có m­ưa ẩm.

Nơi nhận:

- TTHU, HĐND, UBND huyện (Thay b/c);

- CT, PCT huyện (Thay b/c);

- Chi cục BVTV tỉnh (Thay b/c);

- UBND, HTX NN các xã, thị trấn;

- Phòng NN, KN, ND, PN, Đài TT huyện;

- Lưu.

P. TRẠM TRƯỞNG

Lê Hồng Phương

Các thông báo sâu bệnh khác
Loading...