CHI CỤC BVTV PHÚ THỌ
TRẠM BVTV PHÚ THỌ
Số: 43/BC-BVTV
|
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Phú thọ, ngày 19 tháng 10 năm 2009
|
BÁO CÁO SƠ KẾT
CÔNG TÁC BẢO VỆ THỰC VẬT VỤ MÙA NĂM 2009
Nhằm đánh giá tình hình và kết quả công tác BVTV vụ mùa 2009, rút ra những bài học kinh nghiệm trong công tác BVTV vụ sau, năm sau. Trạm Bảo vệ thực vật Phú thọ xây dựng Báo cáo sơ kết công tác BVTV vụ mùa năm 2009 địa bàn Thị xã Phú thọ với các nội dung sau đây:
I/ TÌNH HÌNH ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA SẢN XUẤT VỤ MÙA 2008
1. Thời tiết:
Đầu đến giữa vụ thời tiết nắng mưa xen kẽ, thuận lợi cho cây trồng sinh trưởng phát triển tốt. Cuối vụ nắng nóng kéo dài, nhiệt độ cao gây khó khăn cho lúa giai đoạn làm đòng - trỗ bông phơi màu và chín vì vậy một số diện tích lúa có tỷ lệ lép lửng cao, ảnh hưởng chung tới tới năng suất lúa.
2. Cây trồng:
Vụ mùa diện tích cây trồng trong Thị là: 1626 ha. Trong đó: Lúa 1052 ha, chè 134 ha, rau 120 ha, cây ăn quả 300 ha, hoa - cây cảnh 20 ha.
Về cơ cấu giống và thời vụ đối với cây lúa vụ mùa như sau:
* Về giống: gieo cấy chủ yếu là KD18 và Q5 chiếm trên 80% diện tích, lúa lai 171 ha bằng 16,2%, giống khác 3 - 4% diện tích.
* Về thời vụ: Trà mùa sớm 570 ha chiếm 54,2% diện tích, trà mùa trung 482 ha chiếm 45,8% diện tích. Nhìn chung cơ cấu giống vụ mùa này vẫn tương tự như vụ mùa mấy năm trước, các giống lúa lai, lúa chất lượng cao vẫn chiếm tỷ lệ thấp
3. Công tác chỉ đạo:
Trong vụ mùa, công tác chỉ đạo sản xuất nói chung, công tác BVTV nói riêng đã được quan tâm, chỉ đạo sát sao của các cấp uỷ Đảng, chính quyền. Sự phối hợp chỉ đạo của các ngành, đoàn thể từ Thị đến cơ sở, đặc biệt sự nỗ lực sản xuất của bà con nông dân. Vì vậy công tác sản xuất nông nghiệp nói chung, công tác BVTV nói riêng đã đạt kết quả tốt. Mặc dù thời tiết có thời điểm rất lợi cho lúa thát triển song năng xuất lúa bình quân toàn thị vẫn đạt khá cao trên 51 tạ/ha
II/ KẾT QUẢ CÔNG TÁC BVTV VỤ MÙA 2008
1. Kết quả theo dõi diễn biến sâu bệnh vụ mùa.
Thời tiết đầu vụ thuận lợi đã tạo điều kiện rất thuận lợi cho sâu bệnh phát triển gây hại vụ mùa . Kết quả điều tra cho thấy ngay từ đầu vụ mùa nguồn sâu bệnh cao hơn trung bình cùng kỳ các năm trước. Thành phần sâu bệnh phong phú và diễn biến phức tạp. Kết quả theo dõi tình hình diện tích nhiễm sâu bệnh và phòng trừ trong vụ mùa thể hiện qua bảng sau:
TỔNG LƯỢT DIỆN TÍCH NHIỄM SÂU BỆNH VÀ PHÒNG TRỪ TRONG VỤ MÙA 2009
s
TT
|
Cây trồng
|
Tên sâu bệnh
|
Diện tích nhiễm (ha)
|
DT phòng trừ (ha)
|
Tổng số
|
Nhẹ
|
Trung bình
|
Nặng
|
T/hại >70%
|
1
|
Lúa
|
Sâu cuốn lá nhỏ
|
877,7
|
364
|
244,4
|
242,3
|
|
702,16
|
|
|
Sâu đục thân
|
57,4
|
38,1
|
19,3
|
|
|
57,4
|
|
|
Ốc bươu vàng
|
84,5
|
28,2
|
37,7
|
18,6
|
|
84,5
|
|
|
Bọ xít dài
|
486,5
|
352
|
165,3
|
|
|
486,5
|
|
|
Rầy các loại
|
76,9
|
76,9
|
|
|
|
|
|
|
Chuột
|
85
|
59,6
|
25,4
|
|
|
85
|
|
|
Bệnh khô vằn
|
332,16
|
167,3
|
132,96
|
31,9
|
|
265,7
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2
|
Rau
|
Sâu hại
|
57
|
32
|
25
|
|
|
57
|
|
|
Bệnh hại
|
18,5
|
13,7
|
4,8
|
|
|
18,5
|
a. Nhận xét đánh giá chung:
Sâu bệnh vụ mùa năm 2009 phát sinh gây hại ở mức trung bình đến nặng. Tập trung 1 số đối tượng gây hại chính như sâu cuốn lá nhỏ, bọ xít dài, ốc bươu vàng, bệnh khô vằn. bệnh sinh lý, Chuột , sâu đục thân, rầy các loại ...
+ Đánh giá về sâu bệnh với thời vụ:
- Trà sớm: Mức độ từ nạng đến nhẹ là, Cuốn lá nhỏ, bệnh khô vằn, bọ xít dài, sâu đục thân, chuột, ốc bươu vàng, rầy các loại.
- Trà trung: Mức độ từ nặng đến nhẹ như sau, CLN, bệnh khô vằn, bệnh sinh lý, SĐT, chuột, rầy các loại, bọ xít dài
+ Đánh giá về sâu bệnh với các giống chính (Sâu bệnh từ nặng đến nhẹ):
- Lúa lai: CLN, khô vằn, SĐT, bọ xít dài, chuột, rầy các loại.
- Lúa thuần (KD, Q5): CLN, khô vằn, bệnh sinh lý, chuột, rầy các loại. sâu đục thân
b. Diễn biến một số đối tượng sâu bệnh hại chính trên lúa:
- Sâu cuốn lá nhỏ: Trong vụ có 3 lứa phát sinh gây hại. Lứa 5 bướm rộ 13- 15/7, sâu non nở rộ từ 20 - 22/7 và gây hại đến cuối tháng, mức độ hại nhẹ, cục bộ hại trung bình. Lứa 6 bướm nở rộ xung quanh 7- 12/8, sâu non nở rộ từ 15/8 và gây hại đến cuối tháng 8 đầu tháng 9, đây là lứa sâu quan trọng nhất gây hại trên diện rộng ở tất cả các trà. Mật độ phổ biến 30 - 40 c/m2, cao 70 - 90 c/m2, cục bộ trên 120 c/m2.
Đánh giá chung: Sâu cuốn lá vụ mùa này phát sinh gây hại sớm hơn cùng kỳ năm 2008. Quy mô và mức độ gây hại cao hơn so với vụ mùa năm 2008.
- Sâu đục thân: Sâu đục thân bướm cú mèo và sâu đục thân 5 vạch phát sinh hại mạnh trong tháng 7 giai đoạn lúa đẻ nhánh đến bắt đầu đứng cái. Tỷ lệ dảnh hại phổ biến 1 - 3%, cao trên 5%. Sâu đục thân 2 chấm có 3 lứa phát sinh gây hại. Lứa 3 bướm rộ cuối tháng 6 gây dảnh héo trên lúa mùa sớm. Lứa 4 bướm nở kéo dài từ đầu đến giữa tháng 8, sâu non nở và gây bông bạc trên cả trà sớm và trà trung trỗ từ giữa tháng 8 đến đầu tháng 9. Mức độ hại nhẹ đến trung bình, cục bộ ổ nặng. Trên trà mùa sớm tỷ lệ hại phổ biến 1 -3%, cao 5,4%. Lứa 5 bướm rộ từ đầu tháng 9, sâu non gây bông bạc ở mức trung bình đến nặng, cục bộ rất nặng trên trà trung cấy sau và lúa cấy tái giá.
Đánh giá chung sâu đục thân trong vụ mùa này phát sinh và gây hại nhẹ hơn vụ mùa 2008, song lại cao hơn so với trung bình các vụ mùa năm trước.
- Rầy các loại: Trong vụ rầy nâu, rầy lưng trắng, rầy xám có 3 lứa phát sinh liên tục và gây hại ở mức nhẹ. Riêng rầy lứa 7 phát sinh tháng 9 gây hại cục bộ nặng trên trà mùa trung gây cháy chòm, cháy ổ (Phú hộ). Ngoài ra rầy trắng đầu đỏ gây hại lá lúa thời kỳ đẻ nhánh đến đứng cái, mức độ hại nhẹ đến trung bình, cục bộ ổ nặng trên ruộng xanh tốt rậm rạp, ướm bóng.
- Bọ xít dài: Bọ xít trú ngụ trên đồi rừng, bờ bụi, phát tán ra đồng ruộng và đẻ trứng từ đầu tháng 8, gây hại tập trung từ 15/8 đến cuối tháng trên trà sớm. Mật độ phổ biến 3 - 7 c/m2, cao 8 - 12 c/m2, cục bộ ổ trên 30 c/m2. Nhìn chung bọ xít trong vụ có su hướng gia tăng cả về quy mô và mức độ gây hại so với năm 2008.
- Bệnh khô vằn : Phát sinh đầu tháng 8, phát triển và gây hại mạnh từ 10/8 đến 15/9. Tỷ lệ dảnh hại hại phổ biến 7 - 10%, cao 20 - 30%, cục bộ trên 50%. Quy mô và mức độ gây hại tương ứng vụ mùa 2008.
- Ốc bươu vàng: Ốc chuyển tiếp từ vụ chiêm xuân, gây hại lúa mùa ngay từ đầu vụ, ở tất cả các xã, phường trong thị. Mức độ hại nhẹ đến trung bình, cục bộ ổ nặng.
- Chuột hại: phát sinh gây hại ngay từ đầu vụ. Cao điểm gây hại từ đầu tháng 8 đến đầu tháng 9. Quy mô và mức độ hại có su hướng gia tăng hơn các vụ mùa những năm gần đây.
Ngoài ra bệnh bạc lá, đốm sọc vi khuẩn, bệnh sinh lý, cào cào, châu chấu, bệnh đen lép hạt phát sinh gây hại rải rác ở mức nhẹ, cục bộ hại trung bình.
2. Kết quả điều tra dự tính dự báo sâu bệnh.
Công tác điều tra, dự tính dự báo sâu bệnh được triển khai thực hiện thường xuyên liên tục từ Thị đến cơ sở.
+ Ở Thị: Trạm BVTV tổ chức thực hiện 18 kỳ điều tra phát hiện và dự tính dự báo sâu bệnh, 3 kỳ tổng điều tra sâu bệnh, phối hợp phòng kinh tế tổ chức kiểm tra sâu bệnh đồng ruộng 64 lượt tại các cơ sở. Tổ chức 1 kỳ điều tra đánh giá thiệt hại sâu bệnh cuối vụ.
+ Ở cơ sở: Tổ khuyến nông phối hợp các HTX nông nghiệp thường xuyên kiểm tra sâu bệnh đồng ruộng định kỳ 5 - 7 ngày/ lần. Nắm bắt kịp thời tình hình sâu bệnh.
Trên cơ sở công tác điều tra DTDB sâu bệnh và kiểm tra đồng ruộng, Trạm BVTV đã dự báo chính xác tình hình sâu bệnh làm căn cứ cho công tác chỉ đạo, phòng trừ đạt kết quả tốt.
Tuy nhiên công tác điều tra, kiểm tra sâu bệnh đồng ruộng ở cơ sở có nơi, có lúc chưa đầy đủ, chất lượng thấp vì vậy ảnh hưởng đến kết quả chỉ đạo, phòng trừ.
3. Kết quả công tác chỉ đạo, phòng trừ sâu bệnh bảo vệ sản xuất.
Công tác chỉ đạo, phòng trừ sâu bệnh được triển khai sớm, chủ động và quyết liệt.
+ Ở Thị: Được sự quan tâm, chỉ đạo của UBND thị xã, Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh. Ngay từ đầu vụ Trạm BVTV phối hợp phòng kinh tế Thị xã xây dựng và triển khai phương án BVTV vụ mùa, vụ đông đến tất cả các xã, phường, HTX nông nghiệp, các cơ quan, đoàn thể liên quan. Trên cơ sở công tác điều tra nắm tình hình sản xuất, sâu bệnh. Trạm BVTV ra thông báo sâu bệnh đầu vụ, thông báo dự báo cao điểm sâu bệnh và đề xuất biện pháp tổ chức chỉ đạo, phòng trừ. Ra 4 thông báo sâu bệnh tháng, 3 thông báo sâu bệnh kỳ. Phòng kinh tế ra công văn chỉ đạo phòng trừ sâu bệnh. Kết hợp với Trạm BVTV tham mưu UBND Thị xã ra công văn số 445/HC-UBND ngày 11/8/2009 về tổ chức triển khai phòng trừ sâu bệnh cao điểm từ 10/8 - 15/9 trên địa bàn toàn Thị.
+ Ở địa phương: 100% các xã, phường đã củng cố, tổ chức ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh nguy hiểm cây trồng, vật nuôi để chỉ đạo phòng trừ sâu bệnh trong cao điểm. Tổ khuyến nông các xã, phường kết hợp các HTX nông nghiệp tổ chức kiểm tra thường xuyên sâu bệnh đồng ruộng, chỉ đạo đôn đốc các khu dân cư và nông dân phòng trừ sâu bệnh.
Với sự chỉ đạo chủ động và quyết liệt từ Thị đến cơ sở và sự nỗ lực của bà con nông dân vì vậy cơ bản diện tích nhiễm sâu bệnh đến ngưỡng đã được phòng trừ. Kết quả lượt diện tích được phòng trừ trong vụ là 1200,26 ha. Kết quả điều tra đánh giá thiệt hại do sâu bệnh cây lúa vụ mùa chung toàn thị xã là 0,77%, bảo đảm an toàn sâu bệnh.
4. Kết quả công tác tuyên truyền, tập huấn áp dụng tiến bộ kỹ thuật.
Công tác tuyên truyền tập huấn và áp dụng tiến bộ kỹ thuật đã được tổ chức triển khai tích cực trong vụ mùa.
- Về công tác tuyên truyền, tập huấn: Trạm BVTV phối hợp đài phát thanh truyền hình Thị xã tuyên truyền thường xuyên tình hình sâu bệnh, biện pháp phòng trừ. Hướng dẫn tổ khuyến nông viết tin bài phát trên hệ thống truyền thanh các xã, phường. Trong cao điểm, thường xuyên hàng ngày các đài truyền thanh xã phát liên tục tình hình sâu bệnh và biện pháp phòng trừ để nông dân nắm bắt và phòng trừ kịp thời khi sâu bệnh đến ngưỡng. Trong vụ toàn thị đã diệt được 5426 con chuột, tổ chức được 8 buổi tập huấn cho 343 nông dân. Nội dung tập huấn chủ yếu là các biện pháp phòng trừ sâu bệnh tổng hợp.
- Công tác chuyển giao và ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật:
Được sự giúp đỡ và chỉ đạo của chi cục BVTV tỉnh. Trạm BVTV Phú thọ phối hợp với HTX nông nghiệp Hà thạch triển khai mô hình ứng dụng hệ thống thâm canh lúa cải tiến SRI với diện tích 6,07 ha. Đánh giá chung mô hình đã đạt kết quả tốt. Mức đầu tư chi phí giảm 5 - 7%, năng suất lúa tăng 1,87 – 2 tấn/ha. Hiệu quả kinh tế cho lãi cao hơn tập quán 1.180.700đ/ha, giảm giá thành sản phẩm 153,2đ/1kg thóc so với tập quán. Ngoài ra trong mô hình còn triển khai 2 thí nghiệm so sánh giống và thí nghiệm về phân bón. Nhìn chung 5 giống làm thí nghiệm Dưu130, phú ưu2, thiên hương ưu8, thiên nguyên ưu16, Kim ưu18 so với lúa KD 18 là giống được gieo cấy tại địa phương đều đạt năng suất cao hơn từ 11 – 22,6 tạ/ha. Thí nghiệm về phân bón đã tiến hành 2 thí nghiệm: thí nghiệm bón phân CK2000 và thí nghiệm bón phân khoáng. Đối với TN bón phân CK2000 nhằm thay thế cho phân lân và kali, TN bón phân khoáng nhằm thay thế cho phân chuồng và phân lân. Kết quả cho thấy TN bón phân CK2000 năng suất và hạch toán kinh tế đều cao hơn so với bón phân theo tập quán song chênh lệch không rõ ràng. TN bón phân khoáng kết quả cho thấy các công thức đều cho năng suất cao và cho lãi cao hơn hẳn so với làm theo tập quán.
III/ ĐÁNH GIÁ CHUNG CÔNG TÁC BVTV VỤ MÙA 2009.
1. Về sâu bệnh:
Vụ mùa năm nay tình hình sâu bệnh phát sinh sớm, đa dạng về thành phần, diễn biến phức tạp, một số đối tượng sâu bệnh nguy hiểm tiếp tục phát sinh gây hại mạnh như: sâu cuốn lá nhỏ, sâu đục thân, ốc bươu vàng, chuột, bọ xít, bệnh khô vằn, bệnh sinh lý vàng lá…So với vụ mùa năm 2008 các đối tượng gây hại cao hơn cả về quy mô và mức độ như: SCLN, bọ xít, chuột, bệnh sinh lý, các đối tượng tương ứng vụ mùa 2008 như khô vằn, rầy các loại , 1 số đối tượng có su hướng giảm hơn như ốc bươu vàng, rầy trắng. Riêng sâu đục thân về quy mô gây hại tăng nhưng mức độ gây hại giảm hơn vụ mùa 2008. Nhìn chung sâu bệnh phát sinh sớm, nguồn sâu bệnh đầu vụ cao có khả năng phát sinh gây hại nặng hơn vụ mùa tuy nhiên đến cuối vụ 1 số đối tượng sâu bệnh giảm mạnh như CLN, đục thân, bọ xít, rầy…nguyên nhân chính là do những tác động của thời tiết, đầu đến giữa vụ thời tiết mưa nắng xen kẽ thuận lợi cho cây trồng cũng như sâu bệnh phát triển. Giữa đến cuối vụ nắng nóng kéo dài đã ảnh hưởng đến lúa làm đòng trỗ bông và chín song cũng là điều kiện hạn chế mạnh sự phát triển gây hại của 1 số đối tượng sâu bệnh gây hại như: CLN, rầy, SĐT…
2. Về hoạt động công tác BVTV:
Công tác BVTV được tổ chức, triển khai sớm, chủ động và tích cực như công tác điều tra DTDB thường xuyên và chính xác. Công tác chỉ đạo phòng trừ tập trung và quyết liệt. Công tác tập huấn, tuyên truyền tích cực. Đặc biệt sự phối kết hợp chặt chẽ giữa phòng Kinh tế, Trạm BVTV với các ngành, đoàn thể liên quan và các địa phương, các HTX. Vì vậy công tác BVTV đã hạn chế tối đa thiệt hại, bảo vệ an toàn cho sản xuất.
3. Tồn tại trong công tác BVTV vụ mùa:
- Một số nơi lực lượng khuyến nông BVTV còn yếu chuyên môn, nghiệp vụ
- Một bộ phận nông dân nhận thức công tác BVTV còn hạn chế, chưa áp dụng tốt biện pháp IPM, chăm sóc, phòng trừ chưa đúng kỹ thuật, chưa đúng thời điểm… đã gây thiệt hại mất mùa riêng ảnh hưởng năng xuất sản lượng chung.
-Mô hình trình diễn ứng dụng hệ thống thâm canh lúa cải tiến SRI được triển khai và đạt kết quả tốt nhưng thiếu kinh phí tổ chức hội nghị đầu bờ nhăm tuyên truyền phổ biến để mở rộng áp dụng kỹ thuật mới vào sản xuất.
4. Đề nghị:
- Công tác BVTV là công tác của quần chúng có tính chất cộng đồng cao. Vì vậy hoạt động của hệ thống khuyến nông BVTV cơ sở (khuyến nông viên và cộng tác viên) đóng 1 vai trò rất quan trọng trong việc phổ biến tuyên truyền hướng dẫn các biện pháp kỹ thuật cho nông dân. Tuy nhiên hiện tại hệ thống khuyến nông chưa đồng đều và chuyên môn kỹ thuật còn nhiều hạn chế, có nơi chưa đáp ứng được yêu cầu. Do vậy đề nghị UBND các xã, phòng kinh tế thị xã cần tiếp tục rà soát, củng cố và tăng cường công tác tập huấn chuyên môn nghiệp vụ.
- Qua theo dõi cho thấy các giống lúa lai, lúa chất lượng cao trong vụ mùa vừa qua đều có khả năng chống được các loại sâu bệnh như bệnh sinh lý, bệnh đen lép hạt, …và có năng suất cao. Tuy nhiên trong cơ cấu giống hiện tại vẫn chủ yếu sử dụng các giống lúa thuần như KD, Q5. Để đạt được năng suất tăng cao trong năm tới đề nghị các địa phương cần bố trí cơ cấu giống phù hợp, trong đó các giống lúa lai, lúa chất lượng cao đạt từ 50%.
- Sản xuất lúa theo hệ thống thâm canh lúa cải tiến SRI đạt kết quả tốt, đem lại hiệu quả kinh tế cao. Đề nghị UBND thị xã, UBND các xã, phường đầu tư 1 phần kinh phí giao cho khuyến nông các địa phương làm các mô hình trình diễn, để tuyên truyền nông dân mở rộng áp dụng trên địa bàn.
Trên đây là báo cáo sơ kết công tác BVTV vụ mùa 2009. Những kết quả đạt được cũng như những tồn tại là bài học kinh nghiệm cho chỉ đạo vụ sau, năm sau.
Nơi nhận:
- LĐ UBND thị (b/c);
- Chi cục BVTV (b/c);
- Các cơ quan, đoàn thể LQ;
- UBND các xã, phường;
- Lưu.
|
TRẠM BẢO VỆ THỰC VẬT PHÚ THỌ
TRƯỞNG TRẠM
DƯƠNG THƯ
|