báo cáo kết quả mô hình SRI vụ mùa 2009
Phú Thọ - Tháng 9/2009

(Từ ngày 01/01/1754 đến ngày 31/12/9999)

CHI CỤC BVTV PHÚ THỌ

 TRẠM BVTV PHÚ THỌ


     Số: 34 /BC-BVTV

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc


          Phú thọ, ngày 11tháng 9 năm 2009

BÁO CÁO KẾT QUẢ MÔ HÌNH

HỆ THỐNG THÂM CANH LÚA CẢI TIẾN SRI

Vụ mùa năm 2009 tại xã Hà thạch- Thị xã Phú thọ

I. ĐẶT VẤN ĐỀ

Hiện nay, cùng với việc đẩy mạnh thâm canh, tăng năng xuất lúa, người nông dân đã sử dụng ngày càng nhiều các loại phân hoá học đặc biệt là phân đạm. Việc lạm dụng phân đạm và sử dụng phân bón chưa hợp lý của người nông dân đã làm gia tăng và bùng phát nhiều loại dịch hại như sâu cuốn lá nhỏ, sâu đục thân, bệnh khô vằn, rầy các loại…Từ đó người nông dân đã phải sử dụng thuốc BVTV nhiều lần để phòng trừ đã gây nên thiệt hại về kinh tế, sức khoẻ con người và làm ô nhiễm môi trường.

Được sự giúp đỡ của trung tâm phát triển nông thôn bền vững (SRD). Năm 2008 và vụ chiêm xuân 2009 Chi cục BVTV tỉnh đã triển khai mô hình ứng dụng hệ thồng thâm canh lúa cải tiến (SRI) tại 4 huyện trong tỉnh là Lâm thao, Tân sơn, Hạ hoà, Cẩm khê. Diện tích trên 100 ha với hàng 100 hộ nông dân tham gia đã cho kết quả tốt. Thóc giống giảm 60 – 80%, phân đạm giảm 30 – 33%, NPK giảm 25%, thuốc BVTV giảm 1,6 – 3 lần phun, giảm 2 – 3 lần tưới nước/vụ. Năng xuất lúa và hiệu quả kinh tế đều tăng rõ rệt so với sản xuất theo tập quán.

Từ kết quả trên, vụ mùa 2009 Chi cục BVTV tiếp tục mở rộng mô hình SRI trên 7 huyện thị trong tỉnh. Tại Thị xã Phú thọ, Hà thạch là 1 trong những xã trọng điểm lúa, bà con nông dân có trình độ thâm canh khá cao được chọn để triển khai mô hình SRI kết hợp làm các thí nghiệm nghiên cứu. Qua đó tổng kết, đánh giá kinh nghiệm tổ chức và kỹ thuật khi áp dụng SRI ra diện rộng. Trên cơ sở đó để khuyến cáo nhân rộng mô hình cho các vụ tiếp theo.

II/  THỜI GIAN, THÀNH PHẦN, ĐỊA ĐIỂM TRIỂN KHAI.

1. Thời gian: Vụ mùa 2009, trà mùa sớm.

2. Thành phần:

Cán bộ kỹ thuật Trạm BVTV Phú thọ, cán bộ kỹ thuật HTX nông nghiệp Hà thạch và nông dân xã Hà thạch.

3. Địa điểm:

 Tại 2 khu đồng là đồng tháp và đồng nội của 5 khu 1, 2, 3 và khu 11, 12 xã Hà thạch.

III/ NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH.

1. Nội dung:

- Trên cơ sở kỹ thuật của SRI và kết quả điều tra các hộ nông dân có trình độ thâm canh tiên tiến, thường đạt năng suất cao trong xã để làm căn cứ xác định định lượng phân bón cho mô hình. Từ đó xây dựng quy trình ứng dụng SRI tại xã Hà thạch có so sánh với ruộng tập quán sản xuất đại trà của nông dân.

- Bố trí các thí nghiệm nghiên cứu trong mô hình.

2. Chỉ tiêu điều tra thu thập:

- Phân bón: loại phân, lượng phân, cách bón, thời gian sử dụng.

- Các chỉ tiêu sinh trưởng: ngày gieo, ngày cấy, ngày trỗ, chiều cao cây, số lá xanh, số lá vàng, năng suất lý thuyết.

- Các chỉ tiêu về sâu bệnh hại và thiên địch: mật độ con/m2, tỷ lệ bệnh.

- Các chỉ tiêu về năng suất: số bông/m2, số hạt chắc/bông, số dảnh đẻ tối đa, số dảnh hữu hiệu.

IV/ KẾT QUẢ TRIỂN KHAI MÔ HÌNH.

1. Diện tích áp dụng:

Mô hình SRI được triển khai ở 5 khu: Khu 1, 2, 3 sứ đồng tháp và khu 11, 12 sứ đồng nội. Tổng diện tích ứng dụng là 6,057 ha. Số hộ tham gia là 112 hộ. Thực hiện 5 giống lúa là: Phú ưu 2, thiên nguyên ưu 16, KD 18, thiên hương ưu 8,

Dưu 13.

2. Xây dựng quy trình áp dụng SRI.

a. Làm mạ:

- Đất mạ: trên nền đất cứng (bùn + trấu) dầy 3 – 4cm hoặc trên đất chuyên mạ, đất ruộng là đất kỹ san phẳng, lên luống rộng 1,2m.

- Phân bón: Phân chuồng hoai mục 300kg, phân supe lân 15kg cho 1 sào mạ.

- Gieo mạ: 0,1kg/1m2 đất mạ.

- Chăm sóc: thường xuyên giữ đủ ẩm bằng cách tưới rãnh.

b. Cấy:

- Cấy mạ non 2 – 2,5 lá, cấy nông tay, nhẹ nhàng cây lúa sẽ phục hồi nhanh chóng, cứng cáp và xanh trở lại chỉ trong 12 giờ.

- Mật độ: 30 – 35 khóm/m2 đối với lúa lai, 35 – 40 khóm/m2 đối với lúa thuần, cấy 1 dảnh/khóm.

- Cấy theo ô mắt sàng để mọi cây lúa được tiếp xúc ánh sáng mặt trời đồng đều nhằm tăng khả năng quang hợp tốt nhất.

c. Phòng trừ cỏ dại:

Cỏ dại gây thiệt hại cho lúa nhiều hơn bất cứ loại sâu bệnh nào. Vì vậy việc phòng trừ cỏ dại phải thực hiện kịp thời và triệt để nhằm đảm bảo cho lúa sinh trưởng mạnh và cho năng suất cao. Làm cỏ sục bùn sớm vừa để khống chế hạt cỏ nảy mầm vừa tạo điều kiện thoáng khí cho bộ rễ lúa phát triển mạnh khoẻ.

d. Quản lý nước:

Theo 3 giai đoạn sinh trưởng cây lúa như sau:

- Giai đoạn sinh trưởng sinh dưỡng (từ cấy đến đứng cái) để mực nước 1,5 – 2cm lúc cấy và giữ nước nông liên tục đến sau bón phân thúc lần đầu  4 – 5 ngày thì tháo nước và giữ đủ ẩm đến khô nẻ chân chim

- Giai đoạn sinh trưởng sinh thực (từ lúa phân hoá đòng đến chín sáp) giữ nước liên tục trên ruộng ở mức 3 – 4cm.

- Giai đoạn lúa chín: rút cạn nước khi lúa vào chắc xanh.

e. Bón phân:

* Lượng phân (kg/ha):

Loại phân

Lượng phân (theo SRI)

Phân chuồng

5540-8310

Vôi

415-540

NPK (5:10:3)

415

Urê

221

Kaly

110-140

* Cách bón, thời gian bón:

Loại phân

Lượng phân

Phương pháp bón

Thời gian bón

Ghi chú

Vôi

100%

Bón lót sâu

Trước khi bừa cấy

Phân chuồng

100%

Phân NPK

100%

Phân đạm

10%

Kaly

50%

Thúc đẻ lần 1

5-7 ngày SC

Khi có 10% dảnh đẻ

Phân đạm

40%

Phân đạm

20%

Thúc đẻ lần 2

Sau thúc đẻ lần1: 10 ngày

Kaly

50%

Bón đón đòng

tượng khối sơ khởi

TKSK là lúc 10% số dảnh cái có thắt eo đầu lá

Phân đạm

30%

3. Bố trí ruộng thí nghiệm:

a. Thí nghiệm phân CK 2000 được bố trí 3 công thức:

- CT 1: Bón phân theo tập quán.

- CT 2: Bón 7 kg đạm + 230g CK 2000.

- CT 3: Bón 9,9 kg đạm + 330g CK 2000.

b. Thí nghiệm bón phân khoáng: được bố trí 3 công thức:

- CT 1: Bón phân theo tập quán.

- CT 2: Bón 4kg phân khoáng + 6 kg đạm + 5 kg kaly.

- CT 3: Bón 7,5 kg phân khoáng + 6 kg đạm + 5 kg kaly.

c. Thí nghiệm về so sánh giống lúa:

 Thí nghiệm thực hiện với 5 giống lúa lai, 1 giống lúa thuần và giống KD18 là giống lúa đang gieo cấy đại trà ở địa phương

4. Kết quả áp dụng các biện pháp SRI:

a. Về giống:

+ Ruộng ứng dụng SRI: 14,0 kg/ha ( 0,5 kg/sào)

+ Ruộng tập quán: - lúa lai: 28,0 – 34,0 kg/ha ( 1 – 1,2 kg/sào) 

-   Lúa thuần: 36,0 – 70,0 kg/ha (1,3 – 2,5 kg/sào)

So sánh: áp dụng SRI giảm so với tập quán 14 – 56 kg/ha, giảm 50 – 80% lượng giống so với tập quán.

b. Phân bón:

Loại phân

TQ

SRI

Phân chuồng

5540-8310

5540-8310

NPK 5:10:3

540-692

415

Đạm urê

193-250

166-193

Kali

83-110

110-138

So sánh phân bón cho thấy:

- Phân NPK 5:10:3 giảm 125-236 kg/ha = 25%

- Phân đạm giảm 27 – 57 kg/ha = 14% - 23%

- Phân kali tăng 27 – 55 kg/ha =  25% - 32%.

Lượng phân bón của quy trình SRI cho thấy bảo đảm cân đối, đáp ứng nhu cầu cây lúa, đồng thời giảm tối đa sự bùng phát sâu bệnh.

c. Điều tiết nước:

Duy trì mực nước nông khi cấy và rút nước sau khi bón thúc đẻ đợt đầu 4 – 5

 ngày ( chỉ giữ đủ ẩm) đã tạo điều kiện thông khí đất, làm tăng cường hoạt động của vi khuẩn hảo khí, giảm chất độc trong đất, cây sinh trưởng đẻ nhánh sớm, tập trung. Tuy nhiên vụ mùa năm nay mô hình SRI không bố trí được vùng riêng rẽ mà thực tế xen kẽ nhiều với những ruộng làm tập quán. Vì vậy việc bơm nước tưới đã gây khó khăn cho quá trình chỉ đạo cũng như thực hiện mô hình. Song qua theo dõi những hộ thực hiện tốt quy trình SRI thì lượng nước tưới giảm 2-3 lần/vụ.

5. Kết quả thực hiện mô hình SRI:

Vụ mùa 2009 Hà thạch thực hiện mô hình ứng dụng  SRI tại 2 khu đồng: đồng tháp và đồng nội. Tổng diện tích là 6,057 ha có 112 hộ tham gia. Trong mô hình triển khai 3 thí nghiệm nghiên cứu là: Thí nghiệm bón phân CK 2000 thay thế cho toàn bộ phân kali và phân NPK, thí nghiệm bón phân khoáng thay thế cho toàn bộ phân NPK và thí nghiệm so sánh giống. Kết quả theo dõi như sau:

Thời gian và khả năng đẻ nhánh thể hiện như sau:

a. Khả năng đẻ nhánh của ruộng ứng dụng và ruộng thí nghiệm.

Bảng 1: Khả năng đẻ nhánh của ruộng tập quán và ruộng SRI:

Chỉ tiêu

Ruộng tập quán

Ruộng SRI

KD 18

KD 18

SH 14

Số dảnh cấy

3-5

1

1

Ngày bắt đầu đẻ(NSC)

8

5

5

Số dảnh tối đa/khóm

11,3

10,2

9,6

Số dảnh hữu hiệu

6,2

8

6,6

Tỷ lệ dảnh hữu hiệu

54,8

78,4

62,5

78,4%, ruộng tập quán bông hữu hiệu chỉ đạt 54,8%. Ruộng SRI đẻ nhánh sớm hơn ruộng tập quán 3 ngày do ruộng SRI cấy mạ non, hồi xanh nhanh hơn. Ruộng SRI bón phân sớm, bón tập trung nặng đầu nhẹ cuối vì vậy thời gian đẻ nhánh tập trung nên số bông hữu hiệu cao đạt 62,5 –

Bảng 2: Khả năng đẻ nhánh của thí nghiệm bón phân CK 2000,

giống SH 14.

Chỉ tiêu

CT1

CT2

CT3

Số dảnh cấy

1

1

1

Ngày bắt đầu đẻ (NSC)

5

5

5

Số dảnh tối đa/khóm

6,2

8

7,8

Số dảnh hữu hiệu /khóm

4,6

6,2

6,4

Tỷ lệ dảnh hữu hiệu (%)

74

77

82

* Nhận xét thí nghiệm phân CK 2000: cả 2 công thức 230g CK 2000 + 7kg đạm và 330g CK 2000 +9,9 kg đạm đều có số dảnh tối đa, số bông hữu hiệu cao hơn tập quán. Tỷ lệ dảnh hữu hiệu đạt cao 78 – 82% so với tập quán là 74%.

Bảng 3: Khả năng đẻ nhánh của thí nghiệm bón phân khoáng, giống

SH14.

Chỉ tiêu

CT1

CT2

CT3

Số dảnh cấy

1

1

1

Ngày bắt đầu đẻ (NSC)

5

5

5

Số dảnh tối đa/khóm

9

9,2

9,2

Số dảnh hữu hiệu /khóm

6,4

7,2

7,6

Tỷ lệ dảnh hữu hiệu (%)

71

78

82

 Cả 2 công thức thí nghiệm bón 4kg và 7,5 kg phân khoáng đều có số dảnh và số bông hữu hiệu cao hơn tập quán. Tỷ lệ bông hữu hiệu bón phân khoáng là 78 – 82% so với tập quán chỉ đạt 71%.

Bảng 4: Khả năng đẻ nhánh của thí nghiệm so sánh giống vụ mùa 2009:

Chỉ tiêu

Dưu130

Ph.ưu2

T.hương8

K.ưu18

TNưu16

KD18

Số dảnh cấy

1

1

1

1

1

1

Ngày bắt đầu đẻ (NSC)

5

5

5

5

5

5

Số dảnh tối đa/khóm

9,7

11,5

10,2

9,6

8,8

10,2

Số dảnh hữu hiệu /khóm

7,6

8,6

8,0

7,4

6,4

8,2

Tỷ lệ dảnh hữu hiệu (%)

78,3

74,7

78,4

77

72,7

70,4

 Ruộng SRI cấy các giống lúa lai đẻ sớm, tập trung. Tỷ lệ bông hữu hiệu đều cao từ 72,7% trở lên. So với lúa KD 18 số dảnh hữu hiệu cao hơn từ 2,3 - 8%.

b. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất lý thuyết ứng dụng SRI.

Bảng 5: . Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất lý thuyết ruộng tập quán và ruộng SRI:

Chỉ tiêu

Ruộng tập quán

Ruộng SRI

KD 18

KD 18

SH 14

Số bông/m2

268

280

252

Số hạt/bông

205

203

233

Số hạt chắc/bông

160

161

178

Tỷ lệ lép %

21,9

20,6

23,6

Năng suất lý thuyết

54,13

56

65,7

 Ruộng ứng dụng SRI trên giống KD18, SH14 có số hạt và hạt chắc/bông cao, tỷ lệ lép thấp hơn ruộng tập quán. Do đó năng suất cao hơn. Giống KD18 ruộng SRI cao hơn ruộng tập quán nông dân là 1,87 tạ/ha. Giống SH14 làm theo SRI đạt năng suất khá cao 65,7 tạ/ha.

Bảng 6: Các chỉ tiêu cấu thành năng suất và năng suất lý thuyết thí nghiệm bón phân CK 2000 (giống SH14)

Chỉ tiêu

CT1

CT2

CT3

Số bông/m2

210

217

224

Số hạt/bông

270

280

288

Số hạt chắc/bông

205

211

233

Tỷ lệ lép %

24

24,6

19,2

Năng suất lý thuyết

54,5

57,9

66,1

 Thí nghiệm bón phân CK 2000 giống SH14 cho thấy bón phân CK 2000 đều cho số bông, số hạt cao hơn bón tập quán. Tỷ lệ lép CT2 cao hơn đối chứng, nhưng CT3 thấp hơn nhiều. Cả 2 công thức đều cho năng suất cao hơn làm theo tập quán từ 3,4 – 11,6 tạ/ha.

Bảng 7: Các chỉ tiêu cấu thành năng suất và năng suất lý thuyết thí nghiệm bón phân khoáng (giống SH14)

Chỉ tiêu

CT1

CT2

CT3

Số bông/m2

224

218

235

Số hạt/bông

265

257

298

Số hạt chắc/bông

210

227

240

Tỷ lệ lép %

20,7

19,2

19,4

Năng suất lý thuyết

65,8

69,2

78,9

Cả 2 công thức thí nghiệm bón 4 kg và 7,5 kg phân khoáng/sào đều cho thấy số hạt/bông và số hạt chắc/bông cao hơn hẳn bón theo tập quán. Do đó năng suất đều tăng. Thí nghiệm bón 4 kg phân khoáng cao hơn tập quán 3,4 tạ/ha, bón 7,5 kg phân khoáng/sào năng suất tăng hơn tập quán 13 tạ/ha.

Bảng 8: So sánh các chỉ tiêu cấu thành năng suất và năng suất lý thuyết của các giống lúa vụ mùa 2009

Chỉ tiêu

Dưu130

Phú ưu2

T.hương8

K. ưu18

TN ưu16

KD18

Số bông/m2

228

215

240

222

230

280

Số hạt/bông

219

239

238

234

255

190

Số hạt chắc/bông

158

175

182

169

179

150

Tỷ lệ lép %

27,8

26

23,5

27,7

29,8

21

Năng suất lý thuyết (tạ/ha)

67

67,7

78,6

66,2

71,3

56

Qua số liệu trên cho thấy các giống lúa lai đều có số hạt/bông, số hạt chắc/bông cao hơn giống KD18. Do vậy năng suất cao hơn giống KD 18 là giống lúa thuần gieo cấy đại trà ở địa phương từ 11 – 22,6 tạ/ha. Trong đó giống thiên hương 8 cao nhất đạt 78,6 tạ/ha. Tuy nhiên trong vụ mùa nông dân gieo cấy các giống lúa lai mật độ cấy quá thưa chỉ từ 24 – 30 khóm/m2 do vậy chưa phát huy hết khả năng năng suất.

c.Kết quả theo dõi sâu bệnh hại:

Để theo dõi tình hình phát sinh và gây hại của sâu bệnh, cán bộ trạm BVTV kết hợp cán bộ HTX và nông dân tiến hành điều tra sâu bệnh hại chính ở các giai đoạn sinh trưởng của cây lúa, kết quả như sau:

Bảng 9: Kết quả điều tra sâu bệnh mô hình SRI:

Ngày điều tra

Giai đoạn sinh trưởng

Sâu CLN (con/m2)

Bệnh khô vằn (%dảnh hại)

Sâu đục thân

(% dảnh hại)

Ruộng TQ

Ruộng SRI

Ruộng TQ

Ruộng SRI

Ruộng TQ

Ruộng SRI

9/7

Đẻ rộ

21

14

0

0

0

0

22/7

Cuối đẻ

0

0

0

0

0

0

30/7

Đứng cái

8

0

0

0

2,4

2,7

6/8

Làm đòng

16

8

23

17,9

5,1

5,1

20/8

Đòng già

40

32

32,4

21,6

2,7

2,7

26/8

Trỗ -phơi màu

14

7

27

13,5

2,7

2,7

3/9

Ngậm sữa

16

8

27

21

0

0

10/9

Chắc xanh

14

7

21

13,5

0

0

Qua bảng số liệu cho thấy ruộng SRI sâu cuốn lá nhỏ, bệnh khô vằn gây hại nhẹ hơn ruộng tập quán do cấy  thưa ruộng thoáng, đồng thời với lượng phân bón cân đối, hợp lý đã hạn chế sâu cuốn lá và bệnh khô vằn phát triển. Riêng với sâu đục thân ở mô hình SRI cấy sớm và trỗ sớm hơn ruộng tập quán trùng với thời gian bướm rộ nên tỷ lệ hại tương ứng, hoặc cao hơn ruộng tập quán. Tuy nhiên vẫn ở mức nhẹ.

Điều tra theo dõi công tác phòng trừ trong vụ này cho thấy trên diện tích ứng dụng SRI phun thuốc 1-3 lần, trung bình 1,7 lần. Trên diện tích tập quán nông dân phải phun 2 – 5 lần, trung bình 3,6 lần, SRI giảm 1,9 lần.

d. Hiệu quả kinh tế:

Bảng 10: Hạch toán kinh tế ruộng tập quán và ruộng ứng dụng SRI (tính theo ha):

Chỉ tiêu

TQ giống KD18

SRI giống KD18

SRI giống SH14

Số lượng

Thành tiền (đ)

Số lượng

Thành tiền (đ)

Số lượng

Thành tiền (đ)

Giống (kg)

53

795000

14

210000

14

210000

NPK 5:10:3 (kg)

540

189000

415

1452500

415

1452500

Đạm urê (kg)

205

143500

180

1260000

166

1162000

Kaly (kg)

96

1248000

124

1612000

138

1794000

Thuốc BVTV (lần)

3,6

997000

1,7

470900

1,7

470900

Công phun thuốc (lần)

3,6

997000

1,7

470900

1,7

470900

Công làm cỏ (công)

-

0

-

1385000

-

1385000

Công cấy (công)

-

1939000

-

1939000

-

1939000

Thu hoạch (công)

-

1385000

-

1385000

-

1385000

Công vò (sào)

-

332000

-

332000

-

332000

Tổng chi SX

11018000

10517300

10601300

Chi khác (BVTV+Tlợi + BV sản xuất…)

360100

360100

360100

Tổng chi phí  (đ)

11378100

10877400

10961400

Tổng thu (đồng)

21720000

22400000

26280000

Lãi (đồng)

10341900

11522600

15318600

Giá thành SP (đồng/kg)

2095,4

1942,2

1768,4

Hạch toán  kinh tế ứng dụng SRI:
- Trên giống KD18 lãi hơn làm theo tập quán là 1.180.700 đồng/ha và giá thành sản phẩm giảm 153,2 đ/kg.

- Đối với giống SH14 là giống lúa thuần cho lãi cao hơn giống KD18 đang gieo cấy đại trà ở địa phương là 4.976.700 đ/ha, giá thành sản phẩm giảm 327 đ/kg.

Bảng 11: Hạch toán kinh tế thí nghiệm đồng ruộng vụ mùa 2009:

Thí nghiệm

Tổng thu (đồng)

Tổng chi (đồng)

Lãi (đồng)

1. Bón phân CK 2000

CT1: làm theo tập quán

21800000

11378100

10421900

CT2: 7 kg đạm+230g CK

23160000

11302000

11858000

CT3: 10 kg đạm +330g CK

26440000

12833810

13606200

2. Bón phân khoáng:

CT1: làm theo tập quán

26320000

11378000

14942000

CT2: 4 kg phân khoáng + 6kg đạm+ 5kg Kali

27680000

10893900

16786000

CT3: 7,5kg phân khoáng+ 6 kg đạm + 5kg kali

31560000

12105775

19454225

3. So sánh giống:

D ưu130

26800000

11658500

15141500

Phú ưu2

27080000

11658500

15141500

Thiên hương ưu 8

31440000

11658500

19781500

Kim ưu 18

26480000

11658500

14821500

Thiên nguyên ưu 16

28520000

11658500

16861500

KD 18

22400000

10877400

11522600

Qua bảng hạch toán các thí nghiệm cho thấy:

- Thí nghiệm bón phân CK 2000, các công thức TN đều cho lãi hơn so với tập quán. Song ở CT2 chi phí tương ứng và lãi không rõ ràng. Ở CT3 tăng chi phí hơn, lãi có cao hơn nhưng chưa thực sự vượt trội

- Thí nghiệm bón phân khoáng: cả 2 công thức đều cho lãi cao hơn so với tập quán. Ở CT2 chi phí giảm hơn TQ song lãi vẫn tăng 1844000. CT3 chi phí tăng hơn 727000đ/ha cho năng suất cao hơn hẳn và lãi cao hơn tập quán 4512000đ/ha.

- Thí nghiệm so sánh giống cho thấy tất cả các giống lúa lai đều có năng suất và lãi cao hơn KD18. Trong đó đặc biệt  giống thiên hương ưu 8 cho năng suất và lãi cao nhất.

V/ ĐÁNH GIÁ CHUNG:

+ Vụ mùa năm 2009, tại xã Hà thạch triển khai mô hình ứng dụng hệ thống thâm canh lúa cải tiến SRI, đây là vụ đầu tiên SRI đưa vào sản xuất trên địa bàn thị xã đã thu được kết quả tốt. Mô hình ứng dụng SRI và các nghiên cứu đồng ruộng tại Hà thạch đều cho kết quả phù hợp với các mô hình SRI đã được triển khai trong tỉnh như: Lâm thao, Tân sơn, Thanh ba…Mức đầu tư chi phí giảm, năng suất lúa tăng, hiệu quả kinh tế cho lãi cao hơn làm theo tập quán, hạ giá thành sản phẩm.

+ Tuy nhiên trong quá trình triển khai và thực hiện mô hình SRI còn có khó khăn vướng mắc là:

- Sự quan tâm, chỉ đạo triển khai và thực hiện mô hình có nơi, có lúc chưa sát sao, chặt chẽ đặc biệt ở cơ sở sản xuất. Vì vậy các biện pháp kỹ thuật thực hiện chưa đồng đều, triệt để làm ảnh hưởng đến kết quả

- Nhận thức của 1 số hộ nông dân còn hạn chế, chưa tin tưởng vào các biện pháp trong mô hình nên thực hiện không triệt để vì vậy năng suất không đồng đều.

- Kinh phí thực hiện mô hình có quá ít, do đó không mở rộng được các nghiên cứu thí nghiệm, không triển khai được hội nghị đầu bờ để đánh giá rút kinh nghiệm và khuyến cáo mở rộng mô hình trên địa bàn thị xã.

VI/ KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ:

1. Kết luận:

a. Gieo cấy:

- Thực hiện gieo mạ thưa, cấy mạ non 2-2,5 lá, cấy 1 dảnh. Đối với lúa lai cấy 35 khóm/m2, đối với lúa thuần 40 khóm/m2 cho kết quả tốt.

b. Phân bón:

Để đảm bảo năng suất cũng như đạt được hiệu quả kinh tế cao khi áp dụng hệ thống thâm canh lúa cải tiến SRI nên bón lượng phân trên 1ha như sau:

- Lúa lai: Phân chuồng 5540 – 8310 kg, vôi 415 kg, NPK 415 kg, đạm 222 kg, kali 110 – 139 kg.

- Lúa thuần: Phân chuồng 5540 – 8310 kg, vôi 415 kg, NPK 415 kg, đạm 194 kg, kali 110 – 139 kg.

- Bón thúc sớm khi lúa có 10% khóm đẻ dảnh đầu tiên trên nguyên tắc nặng đầu nhẹ cuối.

c. Điều tiết nước và làm cỏ:

Nên làm cỏ sớm, đối với vụ mùa sau cấy từ 5 – 7 ngày kết hợp với sục bùn và vùi phân để tăng hiệu quả của việc sử dụng phân bón. Sau cấy 10 – 12 ngày tiến hành rút nước, để kích thích bộ rễ phát triển mạnh cả về chiều dài và chiều rộng nhằm làm tăng khả năng đẻ nhánh sớm, tăng cường hấp thu dinh dưỡng, chống chịu điều kiện ngoại cảnh và sâu bệnh.

d. Sâu bệnh hại:

Trên ruộng SRI, cấy thưa, bón phân cân đối nên lúa sinh trưởng phát triển khoẻ ngay từ đầu, cây cứng, ruộng thông thoáng nên các đối tượng sâu bệnh  gây hại nhẹ hơn so với tập quán.

e. Hiệu quả kinh tế:

- Trên giống KD18 lãi hơn tập quán là 1180700 đ/ha và giá thành sản phẩm giảm 153,2 đ/kg

- Trên giống SH 14 cho lãi cao hơn hơn tập quán cấy giống KD18 là 4976700 đ/ha và giá thành sản phẩm giảm 327 đ/kg

- Các công thức thí nghiệm của phân CK 2000 đều cho lãi cao hơn làm theo tập quán. Tuy nhiên hiệu quả kinh tế chưa vượt trội.

- Các công thức thí nghiệm của phân khoáng đều cho lãi cao hơn bón theo tập quán từ 1844000 – 4512025.

f. Cộng đồng xã hội:

Mô hình SRI được triển khai trong vụ mùa 2009 tại Hà thạch đã cho kết quả tốt. Nếu mô hình được  áp dụng trên diện rộng sẽ tiết kiệm được hàng ngàn tấn phân bón hoá học, giống, chi phí nước tưới. Đặc biệt giảm 1 lượng đáng kể thuốc BVTV, đảm bảo môi trường sinh thái, sức khoẻ con người và tạo ra những nông sản sạch.

2. Đề nghị:

- Đề nghị Chi cục BVTV Tỉnh tiếp tục giúp đỡ, hỗ trợ để mở rộng, triển khai mô hình SRI trên địa bàn Thị xã năm 2010.

- Đề nghị UBND Thị xã xem xét lợi ích mô hình SRI, hỗ trợ kinh phí để xây dựng mô hình SRI ở các địa phương, nhằm đánh giá kinh nghiệm tổ chức và kỹ thuật nhằm khuyến cáo, ứng dụng mô hình trên địa bàn thị xã.

- Đề nghị chính quyền các địa phương, các cơ quan, đoàn thể ở thị xã tăng cường phối hợp với trạm BVTV xây dựng và triển khai ứng dụng mô hình SRI giúp nông dân thực hiện những biện pháp canh tác mới có hiệu quả kinh tế cao.

                                                         TRẠM BẢO VỆ THỰC PHÚ THỌ

                                                            TRƯỞNG TRẠM

                                                       

                                      
Các thông báo sâu bệnh khác
Loading...