Ghi chú: Biểu mẫu này dùng để báo cáo chi tiết đối với SVGH đang gây hại nặng trên diện rộng, đang phải chỉ đạo tích cực hoặc khi công bố dịch; Diện tích phòng trừ: Thống kê diện tích phun thuốc bảo vệ thực vật, thủ công, tiêu hủy,...
3. Nhận xét tình hình SVGH trong kỳ
- Trên lúa mùa: hẹ đến trung bình, cục bổ ổ nặng ở những ruộng bón nhiều đạm, bón phân không cân đối.
+ Sâu đục thân gây hại rải rác: Phổ biến 1.2 – 1.5 %, cục bộ ruộng 2-4 %, cá biệt ruộng 5-7 % ( tại xã Tiên Du)
+ Sâu cuốn lá gây hại rải rác, cục bộ hại nhẹ trên ruộng không phòng trừ kịp thời, hoặc phun khi gặp trời mưa.
+ Bệnh đốm sọc vi khuẩn do điểu kiện thời tiết bất thuận nắng nóng mưa nhiều bệnh tiếp tục phát sinh gây hại rải rác.
+ Ngoài ra bệnh bạc lá, bệnh đen lép hạt, bọ xít dài, rầy các loại gây hại rải rác.
- Trên cây ngô hè thu: Bệnh khô vằn, sâu đục thân, đục bắp gây hại nhẹ rải rác.
VI. DỰ BÁO SVGH VÀ ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP CHỈ ĐẠO PHÒNG TRỪ:
1. Dự báo SVGH chủ yếu trong kỳ tới:
- Trên lúa:
+ Bệnh khô vằn tiếp tục phát sinh phát triển và gây hại trung bình cục bộ hại nặng trên ruộng lúa xanh tốt, trỗ muộn.
+ Sâu đục thân hại nhẹ đến trung bình cục bộ hại nặng gây bông bạc trên lúa trỗ sớm và không phòng trừ kịp thời.
+ Bệnh đốm sọc vi khuẩn gây hại nhẹ đến trung bình cụ bộ hại nặng trên giống nhiễm bệnh, ruộng bón phân không cân đối.
+ Sâu cuốn lá tiếp tục gây hại trên ruộng lúa xanh tốt trỗ muộn.
+ Ngoài ra rầy các loại, bọ xít dài gây hại nhẹ rải rác,và bệnh bạc lá hại rải rác.
- Trên cây ngô: Sâu đục thân, đục bắp, chuột, rệp cờ, bệnh khô vằn, bệnh đốm lá hại nhẹ đến trung bình sâu keo mùa thu hại rải rác.
2. Đề xuất biện pháp chỉ đạo phòng trừ SVGH chủ yếu trong kỳ tới:
*Trên lúa:
- Bệnh khô vằn: Khi ruộng lúa nhiễm bệnh có tỷ lệ dảnh hại trên 20%, tiến hành phun trừ bằng các thuốc, ví dụ: Anvil 5SC, Chevin 5SC, Lervil 50SC, Jinggang meisu 3SL, Valivithaco 5SL, Valicare 5WP, Thumb 0.5SL, Stop 5SL (10SL), Tilt Super 300EC, Daconil 75WP, Galirex 55SC, ...
- Sâu đục thân: Thăm đồng thường xuyên, kết hợp biện pháp thủ công như ngắt ổ trứng, cắt dảnh héo để giết sâu non. Khi phát hiện ruộng lúa có ổ trứng cao trên 0,3 ổ/m2 và trên 5 % bông bạc cần tiến hành phòng trừ bằng các loại thuốc đã được đăng ký, ví dụ: Nicata 95SP, Wavotox 585EC, Gà nòi 95 SP, Virtako 40 WP, Shepatin 18/36 EC,... Nếu mật độ ổ trứng cao từ 0,5 ổ/m2 trở lên có thể hỗn hợp thêm với thuốc BVTV có hoạt chất Fipronil (ví dụ như: Tango 50SC, Rigell 800WG, Finico 800WG, Regent 800WG, ...).
Chú ý: Khi lúa trỗ thấp thoi từ 5% đến 10% và lúa trỗ hết trên 85% nên tiến hành phun phòng trừ sâu đục thân.
- Bệnh đốm sọc vi khuẩn: Sau mưa dông, cần kiểm tra ngay đồng ruộng. Nếu phát hiện ruộng chớm bị bệnh, cần dừng ngay việc bón phân hóa học, nhất là đạm và thuốc kích thích sinh trưởng, Cần phòng trừ ngay khi phát hiện vết bệnh mới trách lây lan ra diện rộng, phun phòng trừ ngay bằng các thuốc đã được đăng ký trong danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng ở Việt Nam (Ví dụ: Starwiner 20WP, Kamsu 2SL, Xanthomix 20WP, Sasa 25WP, Avalon 8WP, ...). Những ruộng bị bệnh nặng cần phun kép (2 lần) cách nhau 5 - 7 ngày.
- Các đối tượng khác: Cần chú ý theo dõi chặt chẽ và thực hiện phòng trừ theo thông báo, hướng dẫn của Chi cục, Trạm Trồng trọt và BVTV.
Lưu ý: Khi sử dụng thuốc BVTV xong phải thu gom vỏ bao bì đúng nơi quy định của địa phương./.
Nơi nhận:
- Phòng BVTV;
- Lưu. |
TRƯỞNG TRẠM
(Ký tên, đóng dấu)
Nguyễn Hữu Đại |
Các thông báo sâu bệnh khác
|