CHI CỤC TT & BVTV PHÚ THỌ
TRẠM TT&BVTV YÊN LẬP
Số: 18/TB-TT&BVTV
|
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Yên Lập, ngày 21 tháng 3 năm 2023
|
THÔNG
BÁO
Kết
quả tổng điều tra sinh vật gây hại đầu vụ
và
dự báo tình hình sinh vật gây hại vụ lúa Xuân 2023
Vụ xuân 2023, toàn huyện đã gieo cấy được 2.854 ha, đạt 102% kế hoạch. Thời
tiết từ đầu vụ đến nay thiếu nắng, trời âm u nên cây lúa sinh trưởng và phát
triển chậm hơn so với cùng kỳ và TBNN. Hiện nay, các trà lúa đang trong giai
đoạn cuối đẻ nhánh đến đứng cái và xuất hiện một số sinh vật gây hại (SVGH). Qua
02 kỳ tổng điều tra, Trạm Trồng trọt
và BVTV thông báo tình hình và nhận định SVGH trên lúa vụ Xuân như sau:
I. MỘT SỐ SVGH CHÍNH VÀ DỰ BÁO:
1. Bệnh đạo ôn lá:
* Hiện tại: Bệnh đạo ôn lá đã phát sinh lây lan và gây hại trên các trà lúa ở hầu hết
các xã, thị trấn. Tỷ lệ phổ biến 0,5 - 2,5%, tỷ lệ hại cao: 4,2 -
9,8% (diện tích nhiễm 9,6 ha), tỷ lệ hại cá biệt 15,8 - 20% (khu 2 – Mỹ Lung, khu
Tân Bình, Vĩnh Thịnh – Mỹ Lương) trên các giống mẫn cảm với bệnh đạo ôn JO2,
nếp, TBR 225,… Diện tích nhiễm 9,8 ha, trong đó nhiễm nhẹ 9,6
ha, nhiễm trung bình 0,2 ha. Diện tích đã phòng trừ 5,8 ha.
* Dự báo:
Trong cuối tháng 3 đến đầu tháng 4, không khí lạnh hoạt động không mạnh, nhưng
hiện tượng sương mù nhẹ và mưa nhỏ, mưa phùn, ẩm độ không khí cao sẽ xuất hiện
nhiều ngày, trời âm u thiếu sáng. Mặt khác cây lúa trà 1 bắt đầu vào thời điểm
bón đón đòng được bổ sung thêm đạm tạo điều kiện thuận lợi cho bệnh đạo ôn lá
tiếp tục phát sinh, phát triển và lây lan nhanh, đặc biệt là cấy các giống mẫn
cảm và các ổ bệnh của vụ trước; bệnh đạo ôn có thể gây cháy chòm, cháy ổ nếu không
phòng trừ kịp thời. Diện tích lúa trỗ trong tháng 4 đã có nguồn bệnh đạo ôn sẽ
có nguy cơ bị gây hại trên cổ bông, cổ gié làm ảnh hưởng đến năng suất. Các xã cần chú ý: Mỹ Lương, Mỹ Lung,
Lương Sơn, Xuân An, Xuân Viên, thị trấn Yên Lập, ,...
2. Chuột hại:
* Hiện tại:
Chuột đã di chuyển và gây hại. Tỷ lệ dảnh hại phổ biến 0,5 -
1,2%, cao 2,5 - 3,5%, cục bộ ổ 6,5 - 8% (tại thị trấn Yên Lập). Từ
cuối tháng 02 đến nay, các xã, thị trấn đang triển khai diệt
chuột tập trung theo phát động của UBND huyện làm giảm
khả năng gây hại của chuột.
* Dự báo: Chuột tiếp tục di chuyển, sinh sản và gia
tăng số lượng từ giữa đến cuối vụ. Mức độ gây hại của chuột phụ thuộc rất lớn
vào đợt diệt chuột tập trung của các địa phương trong tháng 3. Những diện tích
lúa cần lưu ý: ven làng, trang trại, ven đồi, đường lớn, chợ, khu vực
trồng cỏ chăn nuôi, ... dự báo chuột vẫn tiếp tục di chuyển và gây hại mạnh. Các xã cần chú ý: Hưng Long, Xuân
Viên, Lương Sơn, Thượng Long, Đồng Thịnh, Xuân Thủy, thị trấn Yên Lập,... .
3. Bệnh khô vằn:
*
Hiện tại: Bệnh khô vằn đã xuất hiện rải rác trên trà lúa 1, tỷ lệ hại phổ biến 2 -
4%, cao 6 - 8,5%.
*
Dự báo: Bệnh khô vằn sẽ tiếp tục phát sinh và gây hại, mức độ gia tăng nhanh và mạnh hơn khi lúa đứng cái làm
đòng trở đi. Bệnh hại nặng hơn trên ruộng cấy dày, bón thừa đạm, bón không cân
đối.
4. Rầy các loại:
* Hiện tại: Rầy các loại xuất
hiện rải rác trên các
trà lúa, mật độ phổ biến 8 - 24 con/m2, cao 40 - 60 con/m2.
Chưa phát hiện Rầy lưng trắng và Rầy xanh đuôi đen (môi giới truyền bệnh virus).
* Dự báo: Rầy sẽ tiếp tục
tích lũy mật độ, có xu hướng gia tăng nhanh và gây hại mạnh cuối vụ, cần chú ý từ trung
tuần tháng 4 đến cuối tháng 5.
5. Các đối tượng khác: Bệnh sinh lý, ốc bươu vàng, ruồi đục nõn, bọ trĩ gây hại nhẹ. Bọ
xít đen,
sâu cuốn lá, sâu đục thân xuất hiện rải rác. Bọ xít dài gây hại nhẹ trên những ruộng
lúa trỗ trước so với đại trà vào đầu tháng 4, những ruộng lúa thơm, lúa CLC,
những ruộng ven đồi, rừng, ... Bệnh bạc lá, đốm sọc vi khuẩn từ trung tuần
tháng 4 trở đi.
II. BIỆN PHÁP CHỈ ĐẠO PHÒNG TRỪ:
1. Nhận định cao điểm phòng trừ SVGH vụ Xuân 2023:
- Đợt 1: Từ nay đến đầu tháng 4, phòng trừ
kịp thời và triệt để các ổ đạo ôn lá; khắc phục bệnh sinh lý;
tiếp tục diệt chuột thường xuyên trên những diện tích cấy ở ven đường, ven gò,
trang trại, khu dân cư... vẫn có chuột gây hại sau đợt diệt chuột tập trung.
- Đợt 2: Thời gian từ giữa tháng 4 đến cuối tháng 5, khi lúa trỗ cần
chú ý phòng trừ đạo ôn cổ bông, nhất là những diện tích đã nhiễm đạo ôn lá;
phòng trừ kịp thời rầy các
loại, bệnh khô vằn, bệnh bạc
lá, đốm sọc vi khuẩn, sâu đục thân...
2. Biện pháp chỉ đạo:
Đề nghị UBND các xã, thị trấn kiện toàn và
đôn đốc Ban chỉ đạo sản xuất của địa phương, cán bộ chuyên môn đến cơ sở kiểm
tra, đôn đốc, hướng dẫn chăm sóc, phòng trừ SVGH kịp thời có hiệu quả đảm bảo
năng suất và an ninh lương thực trên địa bàn, cụ thể:
- Tuyên truyền và chỉ đạo phòng trừ SVGH
theo hướng dẫn của Trạm Trồng trọt và Bảo vệ thực vật huyện, đặc biệt chú ý
trong cao điểm. Trước mắt, trong tháng 3, tập trung chỉ đạo công tác diệt chuột
tập trung và phòng trừ các ổ bệnh đạo ôn lá.
- Đẩy mạnh chăm sóc lúa và các cây trồng vụ
Xuân theo chương trình quản lý sức khỏe cây trồng tổng hợp (IPHM), quy trình an
toàn. Trong canh tác lúa tuân thủ các biện pháp thâm canh lúa cải tiến (SRI) để
giảm chi phí đầu vào, tăng năng suất, chất lượng lúa gạo.
- Tăng cường công tác kiểm tra việc chấp
hành pháp luật trong kinh doanh phân bón, thuốc BVTV, giống cây trồng trên địa bàn, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.
Trạm Trồng trọt và BVTV
trân trọng thông báo và kính đề nghị UBND các xã, thị trấn quan tâm chỉ đạo./.
Nơi nhận:
- UBND huyện;
- Chi cục TT&BVTV Phú Thọ;
- Phòng NN&PTNT, Trạm KN huyện;
- Trung tâm VH-TT-DL&TT;
- UBND các xã, thị trấn;
- Lưu./.
|
PHÓ TRẠM TRƯỞNG
Nguyễn Thị Nam Giang
|