Hiện nay, trà lúa mùa sớm đang
trong giai đoạn cuối đẻ nhánh - đứng cái,
trà trung đang trong giai đoạn đẻ
nhánh - cuối đẻ nhánh, qua điều tra tình hình SVGH ngày 27-28/7/2020, Trạm Trồng trọt và Bảo vệ thực vật thông báo kết quả và đề xuất
các biện pháp phòng trừ như sau:
I/ TÌNH HÌNH SVGH VÀ DỰ BÁO:
1. Sâu cuốn lá nhỏ:
* Hiện tại:
- Trên trà sớm: trưởng thành đang ra rộ di chuyển và đẻ trứng; mật độ phổ biến 0,2-1,0 con/m2, cao 2,2 – 3,0
con/m2, cục bộ 4 – 5 con/m2
(Đồng Thịnh, Xuân Viên) mật độ
trứng phổ
biến 8 - 12 quả/m2, cao 16 - 24 quả/m2.
- Trên trà trung: Mật
độ sâu phổ biến 4-8 con/m2; cao 12 con/m2; phát
dục chủ yếu tuổi 5 và nhộng. Một số diện tích lúa trà trung gieo cấy
xen kẽ với trà sớm, trưởng thành đã ra mật độ phổ biến 0,1 – 0,2 con/m2.
* Dự báo:
- Trên
trà sớm: Trưởng thành tiếp tục ra di chuyển và đẻ trứng, sâu non nở và bắt đầu gây
hại từ 01/8 trở đi. Diện tích dự kiến phòng trừ 750 ha các
xã cần chú ý: Xuân Viên, Thị
trấn, Đồng Thịnh, Phúc Khánh,
Thượng Long, Hưng Long, Đồng Lạc, Ngọc Lập,...
- Trên
trà trung: Trưởng thành bắt đầu ra rộ, di chuyển và đẻ trứng. Các xã cần chú ý: Thị trấn, Đồng Thịnh, Lương Sơn, Xuân An, Thượng Long, Ngọc Đồng, ...
2. Chuột:
* Hiện tại: Tỷ lệ hại phổ biến 1,2 - 3,0%, cao 3,5 - 4,0%. Diện tích hại
36 ha, hại nhẹ. Một số xã đang
triển khai diệt chuột tập trung.
* Dự báo: Chuột tiếp tục gây hại trên các trà lúa ở
tất cả các xã, thị trấn. Mức độ hại nhẹ đến trung bình, cục bộ hại nặng trên
những ruộng lúa thơm, lúa chất lượng cao, ruộng gần khu dân cư, khu trang trại
chăn nuôi, ven đồi gò, kênh mương, đường lớn, khu vực nghĩa trang, khu vực
trồng cỏ, ...
3. Bệnh sinh lý:
* Hiện tại: Bệnh đã xuất hiện và hại trên các trà
lúa. Tỷ lệ bệnh phổ biến 4,2 – 8,0%, cao 12%. Diện tích nhiễm 89 ha, nhiễm nhẹ.
* Dự báo: Trong thời gian tới, thời tiết nắng nóng, trên nhưng chân ruộng khô hạn,
dộc chua bệnh sẽ tiếp tục
phát sinh, phát triển, mức độ hại nhẹ đến trung bình. Các xã cần lưu ý: Xuân Viên, Phúc Khánh, Đồng Thịnh, Thị trấn, Xuân Thủy, Nga
Hoàng, Xuân An, ...
4. Ngoài ra:
Tiếp tục theo dõi tình hình rầy các loại,
sâu đục thân, bệnh
khô vằn để có biện
pháp chỉ đạo phòng trừ kịp thời.
II/ BIỆN PHÁP CHỈ ĐẠO PHÒNG
TRỪ:
1. Biện pháp chỉ đạo:
Đề nghị UBND các xã, thị trấn:
- Phân công
cán bộ phụ trách nông nghiệp, tổ
khuyến nông và khuyến nông viên cơ sở đôn đốc bà con nông dân tăng cường kiểm tra đồng ruộng trong thời gian cao điểm, phòng trừ triệt để
các ổ sâu bệnh; báo cáo tình hình sâu bệnh và kết quả phòng trừ về Trạm Trồng
trọt và BVTV vào 15 giờ 30 phút hàng ngày.
- Chỉ đạo đài truyền thanh xã, thị
trấn tập trung tuyên truyền về phòng
trừ sâu bệnh trên hệ thống loa truyền thanh để nông dân biết và phòng
trừ kịp thời có hiệu quả.
- Tăng cường công tác quản lý, kiểm tra việc kinh doanh,
buôn bán và sử dụng thuốc BVTV; xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm theo quy
định của pháp luật.
2. Kỹ thuật phòng trừ:
- Sâu cuốn lá nhỏ: Cần phân loại đồng ruộng, chỉ phun thuốc
trên diện tích nhiễm sâu non vượt ngưỡng, tránh phun thuốc tràn lan để bảo vệ
thiên địch và môi trường sinh thái. Khi mật độ sâu non tuổi 1 - 2 trên 50 con/m2
(giai đoạn đẻ nhánh) hoặc trên 20 con/m2 (giai đoạn đứng cái - trỗ) sử
dụng các loại thuốc trừ sâu cuốn lá để phòng trừ (Ví dụ thuốc: Clever 300WG, Ammate
30WG, Indogold 150 SC, Dylan 2.0EC, Hd-Fortuner 150 EC, Tasieu 5WG,
Emagold 6.5WG, Amagong 55WP, Virtako 1.5GR, Sherpa 10EC, Sausto 1EC, Mopride
20WP, ...). Thời
điểm phòng trừ trên trà
sớm từ ngày 01-05/8/2020.
-
Chuột: Tiếp tục diệt chuột tập trung theo văn bản số 904/UBND-NN&PTNT ngày 09/7/2019 của Ủy ban nhân dân
huyện.
- Các đối tượng khác: Cần chú ý theo dõi chặt chẽ và thực hiện phòng
trừ theo thông báo, hướng dẫn của Trạm Trồng trọt và BVTV.
Lưu
ý: Sau khi sử dụng thuốc BVTV xong phải thu
gom bao bì để đúng nơi quy định của địa phương./.
Nơi nhận:
- TTHU, HĐND (b/c);
- CT,
các PCT UBND (b/c);
- Chi
cục TT&BVTV Phú Thọ (b/c);
- CVP,
PCVP; Phòng NN&PTNT;
- Trạm
Khuyến nông, Đài TT – TH;
- Các
ban, ngành liên quan; Các xã, TT;
- Lưu;
|
PHÓ TRẠM
TRƯỞNG
Nguyễn Thị Nam Giang
|