I
I/ TÌNH HÌNH SVGH TRONG THÁNG 11/2024:
1. Trên ngô đông:
- Sâu keo mùa thu: Diện tích nhiễm 57,7 ha (Nhiễm nhẹ 18,9 ha, trung bình 37,8 ha). Diện tích đã phòng trừ 37,8 ha.
- Sâu đục bắp bệnh khô vằn hại rải rác.
2. Trên cây rau: Sâu xanh, bọ nhảy, rệp các loại,... gây hại gây hại rải rác.
3. Trên cây ăn quả: Ruồi đục quả, nhện các loại, rệp, bệnh chảy gôm, loét hại rải rác trên cây bưởi.
II/ DỰ BÁO TÌNH HÌNH SVGH THÁNG 12/2024:
1. Trên mạ xuân sớm: Rầy các loại, châu chấu,bệnh sinh lý ... gây hại rải rác. Chuột gây hại cục bộ.
2. Trên cây ngô đông: Bệnh khô vằn, bệnh đốm lá, sâu đục thân, bắp hại nhẹ. Chuột hại cục bộ.
3. Trên cây rau: Sâu xanh, bọ nhảy, sâu tơ, bệnh sương mai hại nhẹ. Sâu khoang, rệp, bệnh thối nhũn VK hại rải rác.
4. Trên cây ăn quả: Ruồi đục quả gây hại nhẹ; rệp các loại, bệnh thán thư, loét, chảy gôm gây hại nhẹ rải rác trên cây bưởi.
III/ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ:
1. Trên mạ xuân sớm: Điều tra phát hiện rầy lưng trắng và rầy xanh đuôi đen thu thập mẫu để phân tích giám định bệnh lùn sọc đen phương Nam, bệnh vàng lụi (vàng lá di động) để có biện pháp khoanh vùng và phòng trừ kịp thời.
+ Thực hiện biện pháp xử lý hạt giống trước khi gieo mạ.
+ Đối với mạ mới gieo cần che phủ nilon để (chống rét cho mạ và hạn chế các đối tượng sinh vật gây hại).
2. Trên cây rau: Áp dụng biện pháp quản lý cây trồng tổng hợp IPM/IPHM chỉ phun phòng trừ những diện tích có mật độ sâu, tỷ lệ bệnh vượt ngưỡng bằng các loại thuốc đặc hiệu có trong danh mục đăng ký cho rau.
- Sâu xanh: Khi mật độ sâu trên 6 con/m2, sử dụng một số loại thuốc như: Dylan 2EC, Aremec 36EC, Kuraba WP, Catex 1.8EC (3.6EC), Pegasus 500SC, Pesieu 500SC, Emaben 2.0EC (3.6WG), Silsau 4EC, Newsodant 5EC, Altivi 0.3EC, Sokupi 0.36SL,...
- Bọ nhảy: Khi mật độ sâu trên 20 con/m2, sử dụng các loại thuốc như: Aremec 36EC, Prevathon 35WG, Shertin 3.6EC/ 5.0EC, Trutat 0.32EC, Eagle 5EC, Sokupi 0.36SL, Tasieu 5WG,...
- Bệnh sương mai: Khi bệnh mới xuất hiện bệnh có thể sử dụng các loại thuốc BVTV được đăng ký trong danh mục thuốc BVTV, ví dụ như thuốc: Amistar 250 SC, Dipomate 80WP, Daconil 75WP/500SC, Carozate 72WP, Ortiva 560SC, Ranman 10SC, .... Nếu bệnh nặng có thể phun kép 2 lần (lần 1 cách lần 2 từ 5 đến 7 ngày).
3. Trên cây ăn quả ( cây bưởi):
- Ruồi vàng hại quả: Dùng bẫy dính màu vàng hoặc chất dẫn dụ côn trùng (ví dụ: Vizubon D AL, Ento-Pro 150SL, Acdruoivang 900 OL, Flykil 95EC, …) để bắt trưởng thành. Khi vườn có tỷ lệ quả bị hại từ 5% trở lên có thể sử dụng một số thuốc bảo vệ thực vật như: Silsau 3.5EC, SK Enspray 99EC, Takumi 20 SC, … để phun phòng trừ.
- Sâu đục thân, cành: Thăm vườn thường xuyên để phát hiện kịp thời sâu mới đục (đùn mùn trắng) và bắt giết sâu non.
- Bệnh chảy gôm: Khi có 5 % cây, 25 % cành, quả bị bệnh sử dụng các loại thuốc đặc trị để phòng trừ, ví dụ như: Insuran 50WG, Profiler 711.1WG, Aliette 800WG,...
Lưu ý: Khi sử dụng thuốc BVTV xong phải thu gom vỏ bao bì để đúng nơi quy định của địa phương./.
Nơi nhận: - TTHU, HĐND, UBND huyện; - Chi cục TT&BVTV Phú Thọ; - Phòng NN&PTNT, Trạm KN; CN-TY - Trung tâmVHTTDL& TT;Hội ND, PN, CCB, Đoàn TN; - UBND các xã, thị trấn; - Lưu: trạm. (NST: Nguyễn Thế Cường) | Trưởng trạm Nguyễn Hữu Đại |