Thông báo tình hình sinh vật gây hại (SVGH) tháng 11/2024 Dự báo tình hình SVGH tháng 12/2024
Yên Lập - Tháng 12/2024

(Từ ngày 01/01/1754 đến ngày 31/12/9999)

CHI CỤC TT & BVTV PHÚ THỌ

TRẠM TT&BVTV YÊN LẬP

 


Số: 84/TB-TT&BVTV

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Yên Lập, ngày 03 tháng 12 năm 2024

THÔNG BÁO

Tình hình sinh vật gây hại (SVGH) tháng 11/2024

Dự báo tình hình SVGH tháng 12/2024


I/ TÌNH HÌNH SVGH TRONG THÁNG 11/2024:

1.     Trên cây ngô đông:

- Bệnh khô vằn: Diện tích nhiễm 32,5 ha (chủ yếu nhiễm nhẹ); giảm so với CKNT 23,6 ha.

- Sâu đục thân: Diện tích nhiễm 22,2 ha (chủ yếu nhiễm nhẹ); giảm so với CKNT 10,5 ha.

- Sâu keo mùa thu: Diện tích nhiễm 31,6 ha (chủ yếu nhiếm nhẹ); tăng so với CKNT 0,6 ha.

- Ngoài ra: Bệnh đốm lá, rệp cờ, sâu cắn lá hại rải rác, chuột hại cục bộ.

2. Trên cây chè:

- Bọ cánh tơ: Diện tích nhiễm 30,6 ha (chủ yếu nhiễm nhẹ); giảm so với CKNT 2,2 ha.

- Bọ xít muỗi: Diện tích nhiễm 18,2 ha (chủ yếu nhiễm nhẹ); giảm so với CKNT 36,5 ha.

- Rầy xanh: Diện tích nhiễm 12,4 ha (chủ yếu nhiễm nhẹ); tăng so với CKNT 12,4 ha.

- Ngoài ra: Nhện đỏ, bệnh đốm nâu, đốm xám hại rải rác.

3. Trên cây bưởi: Ruồi vàng hại quả, nhện đỏ, rệp các loại, bệnh chảy gôm, thán thư, bệnh sẹo, loét hại rải rác.

4. Trên cây lâm nghiệp: Sâu ăn lá, sâu đo, sâu cuốn lá gây hại rải rác trên cây bồ đề, cây keo, cây quế; sâu ong ăn lá mỡ hại rải rác. Bệnh khô cành khô lá, bệnh đốm lá gây hại rải rác. Bệnh chết ngược, mối hại gốc gây hại cục bộ.

II/ DỰ BÁO TÌNH HÌNH SVGH THÁNG 12/2024:

1. Trên cây ngô đông: Bệnh khô vằn, sâu đục thân, đục bắp tiếp tục gây hại trên cây ngô, mức độ hại nhẹ đến trung bình. Bệnh đốm lá, rệp cờ, sâu keo mùa thu, chuột gây hại rải rác, cục bộ hại nhẹ đến trung bình.

2. Trên cây chè: Bọ xít muỗi, bọ cánh tơ, rầy xanh, nhện đỏ hại nhẹ. Bệnh đốm nâu, đốm xám hại nhẹ.

3. Trên cây ăn quả: Ruồi đục quả, sâu đục thân, bệnh chảy gôm, bệnh loét sẹo phát sinh gây hại rải rác trên cây bưởi.

4. Trên cây lâm nghiệp: Sâu xanh ăn lá bồ đề gây hại rải rác, bệnh khô cành khô lá, bệnh đốm lá, sâu cuốn lá, sâu ăn lá, rệp gây hại nhẹ rải rác. Bệnh chết ngược, mối hại gốc gây hại cục bộ.

III/ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ:

1. Trên cây ngô đông: Phun phòng trừ những diện tích có mật độ sâu, tỷ lệ bệnh vượt ngưỡng.

2. Trên cây chè: Phun phòng trừ những diện tích có mật độ sâu, tỷ lệ bệnh vượt ngưỡng. Đốn chè nghỉ đông.

3. Trên cây bưởi:

- Ruồi đục quả: Dùng bẫy dính màu vàng hoặc chất dẫn dụ côn trùng (ví dụ: Vizubon D AL, Ento-Pro 150SL, Acdruoivang 900 OL, Flykil 95EC, …) để bắt trưởng thành. Khi vườn có tỷ lệ quả bị hại từ 5% trở lên có thể sử dụng một số thuốc bảo vệ thực vật như: Silsau 3.5EC, SK Enspray 99EC, Takumi 20 SC, … để phun phòng trừ.

- Bệnh chảy gôm: Khi có 5% cây, 25% cành, quả bị bệnh sử dụng các loại thuốc đặc trị để phòng trừ, ví dụ như: Insuran 50WG, Profiler 711.1WG, Aliette 800WG,...

- Sâu đục thân, cành: Thăm vườn thường xuyên để phát hiện kịp thời sâu mới đục (đùn mùn trắng) và bắt giết sâu non.

Lưu ý: Khi sử dụng thuốc BVTV xong phải thu gom vỏ bao bì để đúng nơi quy định của địa phương./.

Nơi nhận:

- UBND huyện;

- Chi cục TT&BVTV Phú Thọ;

- Phòng NN&PTNT, Trạm KN huyện;

- Trung tâm VH-TT-DL&TT;

- UBND các xã, thị trấn;

- Lưu./.

              TRẠM TRƯỞNG

Nguyễn Thị Nam Giang


Các thông báo sâu bệnh khác
Loading...