CHI CỤC BVTV PHÚ THỌ
TRẠM BVTV PHÚ THỌ
Số: 29/TB - BVTV
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Phú Thọ, ngày 12 tháng 8 năm 2011
|
THÔNG BÁO TÌNH HÌNH SÂU CUỐN LÁ KỲ 12/8
DỰ BÁO 10 NGÀY TỚI VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ
1. Diễn biến Sâu cuốn lá nhỏ đến 12/8 và dự báo:
a, Hiện tại:
Trên lúa: Bướm cuốn lá nhỏ đã ra rộ và đẻ trứng. Mật độ bướm sâu cuốn lá nhỏ trung bình 0,5 - 1,5 con/m2, cao 2 - 3 con/m2. Mật độ trứng trung bình 8 - 25 quả/m2, cao 30 - 40 quả/m2, cục bộ 60 quả/m2. Mật độ sâu non trung bình 16 - 35 con/m2, cao 40 - 60 con/m2, cục bộ trên 96 con/m2. Phát dục chủ yếu tuổi 1, tuổi 2.
b, Dự báo:
Trong vài ngày tới trứng sâu cuốn lá nhỏ tiếp tục nở, mật độ sâu non trung bình 80 - 100 con/m2, nhiều diện tích có mật độ sâu non trên 100 con/m2 sẽ gây trắng lá hoàn toàn nếu không được phòng trừ kịp thời.
c, Ngoài ra: Rầy các loại, bệnh sinh lý gây hại cục bộ ổ hẹp. Sâu đục thân 2 chấm, sâu cuốn lá lớn hại rải rác. Bệnh khô vằn bắt đầu xuất hiện và gây hại rải rác (Các xã cần chú ý: Hà Thạch, Văn Lung...)
2. Biện pháp chỉ đạo phòng trừ:
a, Biện pháp chỉ đạo:
Đề nghị UBND các xã, Phường, HTX nông nghiệp, huy động tổ khuyến nông cơ sở và bà con nông dân tổng kiểm tra đồng ruộng, xác định mật độ, phân loại diện tích nhiễm sâu cuốn lá nhỏ để phòng trừ. Tăng cường thông tin, tuyên truyền trên hệ thống đài PTTH thị xã, xã về diễn biến sâu cuốn lá và biện pháp phòng trừ theo đúng hướng dẫn của ngành BVTV về thời gian phun và thuốc phun.
b, Kỹ thuật phòng trừ:
- Sâu cuốn lá:
+ Ruộng có mật độ sâu non trên 50 con/m2 (1 con / khóm trở lên), sử dụng các loại thuốc Ammate 30 WDG; Rigell 800 WG; Rambo 800 WG; Oncol 25 WP hỗn hợp với Silsau 4.5 EC, Catex 3.6 EC, Pertox 5 EC, ... pha và phun theo hướng dẫn kỹ thuật trên bao bì. Sử dụng các loại thuốc trên sẽ hạn chế rầy, sâu đục thân và một số các đối tượng sâu khác.
+ Thời gian phun thuốc: Phun tập trung từ ngày 10 - 16/8/2011, khi đó sâu non chủ yếu đang ở tuổi 1, 2 vừa đạt hiệu quả cao, vừa đỡ phun nhiều lần.
- Các đối tượng khác:
+ Bệnh sinh lý: Khi ruộng bị bệnh tiến hành sục bùn làm cỏ ngay để giải phóng, trung hòa độc tố trong đất kết hợp phun bổ sung các loại phân bón lá. Nơi chủ động tưới tiêu, có thể tháo cạn phơi ruộng 1 - 2 ngày rồi đưa nước vào ruộng.
+ Ngoài ra cần chú ý theo chặt chẽ diễn biến các đối tượng sâu đục thân, rầy các loại, bệnh khô vằn.
Nơi nhận:
- LĐ thị uỷ, UBND thị (để B/C);
- Chi cục BVTV (để B/C);
- Các ban ngành, đoàn thể LQ;
- UBND các xã, phường TT;
- Các HTX nông nghiệp;
- Lưu.
|
TRẠM BẢO VỆ THỰC VẬT PHÚ THỌ
PHỤ TRÁCH TRẠM
LÊ DIÊN QUANG
|