THÔNG BÁO Tình hình sâu bệnh tháng 7/2022 Dự báo tình hình sâu bệnh tháng 8/2022
Việt Trì - Tháng 8/2022

(Từ ngày 01/01/1754 đến ngày 31/12/9999)

THÔNG BÁO

Tình hình sâu bệnh tháng 7/2022

 Dự báo tình hình sâu bệnh tháng 8/2022


I. TÌNH HÌNH SÂU BỆNH HẠI TRONG THÁNG 7/2022

1. Trên lúa mùa:  

- Sâu cuốn lá: Mật độ  phổ biến từ 4,2 - 6,4 con/m2, cao 32 - 36 con/m2 . diện tích nhiễm 38,9 ha, chủ yếu nhiêm nhẹ.

- Bệnh bạc lá, đốm sọc vi khuẩn: tỷ lệ phổ biến (0,2-0,6%), cao 1,7%.

2. Trên ngô hè thu: Sâu keo mùa thu, bệnh khô vằn, đốm lá nhỏ gây hại nhẹ.

II. DỰ BÁO TÌNH HÌNH SÂU BỆNH HẠI TRÊN THÁNG 8/2022:

1. Trên lúa mùa:

- Sâu cuốn lá nhỏ: Sâu non lứa 5 gây hại từ trung tuần đến đầu tháng 8 trên các trà giai đoạn đứng cái - làm đòng, mức độ gây hại nhẹ đến trung bình, cục bộ hại nặng (trên các trà lúa giai đoạn đẻ nhánh rộ - cuối đẻ, mức độ gây hại nhẹ - trung bình, cục bộ hại nặng. Có thể gây trắng lá toàn bộ nếu không phòng trừ kịp thời gây ảnh hưởng năng suất cuối vụ.

- Bệnh khô vằn: trong điều kiện nắng mưa xen kẽ, bệnh tiếp tục phát sinh phát triển và lây lan, mức độ hại nhẹ - trung bình, cục bộ hại nặng trên những ruộng rậm rạp, bón nhiều đạm và phân không cân đối.

- Bệnh bạc lá, đốm sọc vi khuẩn: Bệnh sẽ phát sinh lây lan nhanh, nhất là rau các cơn mưa lớn kèm theo giông, lốc. Mức độ hại nhẹ đến trung bình trên các ruộng xanh tốt, lá rậm rạp đang trong giai đoạn đứng cái - làm đòng, trỗ. Nhất là trên các diện tích đã xuất hiện nguồn bệnh từ vụ trước, gieo cấy các giống mẫn cảm (Nhị ưu số 7, nhị ưu 838, hương thơm, thiên ưu 8,...)

 - Rầy các loại tiếp tục tích lũy mật độ gây hại vào cuối tháng 8 trở đi, mức độ hại nhẹ đến trung bình.

- Ngoài ra, sâu đục thân, bọ xít dài hại nhẹ rải rác.

2. Trên ngô hè thu: 

Sâu đục thân, bệnh khô vằn, bệnh đốm lá,... hại nhẹ rải rác. Chuột hại cục bộ

III. BIỆN PHÁP KỸ THUẬT PHÒNG TRỪ:

1. Trên lúa mùa:

- Sâu cuốn lá nhỏ: Sử dụng các biện pháp thủ công, vợt bắt, giết trưởng thành, nhộng và sâu non. Kiểm tra phân loại đồng ruộng, khi mật độ sâu vượt ngưỡng (Khi lúa giai đoạn cuối đẻ nhánh - đứng cái 20con/m2) có thể sử dụng một số loại thuốc trừ sâu cuốn lá, ví dụ thuốc: Clever 150SC (300WG), SecSaigon 25EC, Abatimec 3.6 EC, Indogold 150 SC, Dylan 2.0EC (10WG), Tasieu 5WG, Sherpa 10EC, Voliam targo 063 SC, Mospha 80 EC, Altivi 0.3 EC, Catex 3.6 EC, Altach 5 EC, ... Thời điểm phòng trừ tốt nhất từ 03/8-10/8/2022, khi sâu non mới nở tuổi 1,2.

- Bệnh khô vằn: Khi ruộng lúa nhiễm bệnh có tỷ lệ dảnh hại trên 20%, tiến hành phun trừ bằng các loại thuốc có trong danh mục, ví dụ: Chevin 5SC, Saizole 5EC, Avilando 5SC, Thanonil 75WP, Nativo 750WG, Clearner 75WP, Valicare 8SL, Lervil 50SC, Valivithaco 5SL, Damycine 5SL/5WP, Nativo 750WG, ... .

- Bệnh bạc lá, đốm sọc vi khuẩn: Sử dụng các loại thuốc đặc hiệu (ví dụ như Starwiner 20WP, Kamsu 2SL, Xanthomix 20WP, Sasa 25WP, Kasumin 3 2SL, Totan 200WP , Avalon 8WP,ViSen 20SC, ...) để phun phòng trừ sớm ngay khi mới phát hiện, tuyệt đối không phun kèm phân bón qua lá và thuốc kích thích sinh trưởng, dừng bón các loại phân hóa học, nhất là phân đạm khi ruộng lúa bị bệnh.

2. Trên cây ngô: Phun phòng trừ các diện tích có mật độ sâu bệnh vượt ngưỡng.

- Ngoài ra: Cần chú ý theo dõi diễn biến của các đối tượng sâu bệnh khác để có biện pháp phòng trừ kịp thời.

Lưu ý: Khi sử dụng thuốc BVTV xong phải thu gom vỏ bao bì để đúng nơi quy định của địa phương./.

Nơi nhận:                    

- Chi cục TT&BVTV Phú Thọ (B/c);

- UBND TP (B/c);  

- Phòng Kinh tế, ĐTT;

- UBND phường, xã;

 - Lưu Trạm.

 TRẠM TRƯỞNG

(Đã ký)

Nguyễn Thị Lan Phương

Các thông báo sâu bệnh khác
Loading...