CHI CỤC BVTV PHÚ THỌ
TRẠM BVTV ĐOAN HÙNG
Số: 34 /TB-BVTV
|
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Đoan Hùng, ngày 03 tháng 7 năm 2018
|
THÔNG BÁO
Tình hình sâu bệnh tháng 6/2018
Dự báo tình hình sâu bệnh
tháng 7/2018
I/
TÌNH HÌNH SÂU BỆNH HẠI TRONG THÁNG 6/2018:
1. Trên mạ và lúa mùa:
-
Rầy các loại: Mật độ phổ biến 3-5 con/m2, cao 8-10 con/m2; phát dục chủ yếu là
trưởng thành. Trong đó Rầy xanh đuôi đen mật độ phổ biến 2-3 con/m2, cao 5-6
con/m2.
*
Kết quả phân tích mẫu rầy: 01 mẫu Rầy xanh đuôi đen phản ứng dương tính với
virus gây bệnh Vàng lụi tại thôn Chí 2 - xã Chí Đám.
-
Ngoài ra: OBV, châu chấu, sâu cuốn lá nhỏ, sâu đục thân hại rải rác. Chuột hại
cục bộ.
2. Trên cây ngô
hè: Sâu
ăn lá,
bệnh sinh lý, chuột hại nhẹ.
3. Trên cây chè:
- Bọ cánh tơ: Tỷ lệ hại 2,0 – 3,0%,
cao 5,0 - 8,0%, diện tích nhiễm 236,46 ha (Chủ yếu nhiễm nhẹ).
- Rầy xanh: Tỷ lệ hại phổ biến 2,0 - 4,0%,
cao 5,0 – 7,0; diện tích nhiễm 376,66 ha (Chủ yếu nhiễm nhẹ).
- Bọ xít muỗi: Tỷ lệ hại phổ biến 1,0 - 3,0%,
cao 5,0 –
6,0%; diện tích nhiễm 223,66 ha (Chủ
yếu nhiễm nhẹ).
- Nhện đỏ: Tỷ lệ hại phổ biến 2,0 - 5,0%, cao 8,0 - 11,0%; diện tích nhiễm 153,01 ha (Chủ yếu nhiễm nhẹ).
- Ngoài ra: Bệnh đốm nâu, đốm xám
phát sinh và gây hại rải rác.
4. Trên cây bưởi: Nhện
đỏ, ve sầu, rệp, bọ xít, câu cấu, sâu
ăn lá, bệnh chảy gôm, bệnh loét sẹo, bệnh thán thư, sâu vẽ bùa, ruồi đục quả
phát sinh gây hại nhẹ rải rác.
5. Trên
cây lâm nghiệp: Bệnh đốm lá, sâu cuốn lá, sâu ăn lá, bệnh, bệnh
khô cành khô lá gây hại nhẹ rải rác. Mối hại gốc gây hại cục bộ trên keo.
II/ DỰ BÁO TÌNH HÌNH SÂU BỆNH HẠI
THÁNG 7/2018:
1. Trên lúa mùa:
- Ốc bươu vàng: Gây hại trên những ruộng
trũng nước; mức độ hại nhẹ đến trung bình, cục bộ hại nặng.
- Sâu cuốn lá nhỏ Lứa 5 gây
hại tập trung khoảng giữa đến cuối tháng 7, mức độ gây hại nhẹ đến trung bình,
cục bộ hại nặng.
- Bệnh sinh lý: Gây hại trên những ruộng khô hạn thiếu nước, ruộng dộc chua, lầy, ruộng cày bừa làm đất không
kỹ, ruộng bón phân hữu cơ chưa hoai mục, ruộng cấy sâu tay,… mức độ hại nhẹ đến
trung bình, cục bộ hại nặng.
- Chuột: Di chuyển dần ra đồng ruộng và
gây hại nhiều hơn trên lúa mùa khu vực ven đồi, gò, ven làng.
- Ngoài ra: Bệnh khô vằn, sâu đục thân, rầy các loại, bọ trĩ, bệnh thối thân gây hại rải rác.
2. Trên cây ngô
hè: Sâu
ăn lá, sùng đất, bệnh sinh lý hại nhẹ.
3. Trên cây chè: Bọ cánh tơ, nhện đỏ hại nhẹ,
cục bộ hại trung bình. Rầy xanh, bọ xít muỗi, bệnh đốm nâu, đốm xám hại rải
rác.
4. Trên cây bưởi: Nhện đỏ, ruồi đục quả hại nhẹ, cục bộ hại trung bình.
Rệp, sâu vẽ bùa, bệnh loét, bệnh chảy gôm, bệnh thán thư, bọ xít, ve sầu hại
nhẹ.
5. Trên cây lâm
nghiệp: Bệnh đốm lá, sâu cuốn
lá, sâu ăn lá, bệnh khô cành khô lá gây hại nhẹ rải rác. Mối hại gốc gây hại
cục bộ trên keo.
III/ BIỆN PHÁP CHỈ ĐẠO PHÒNG TRỪ:
1. Trên lúa mùa:
- Tiếp tục thực hiện văn bản số:
601/UBND-NN&PTNT ngày 02 tháng 7 năm
2018 của Ủy ban nhân dân huyện về việc tăng cường chỉ đạo phòng trừ bệnh Vàng lụi, bệnh Lùn sọc đen hại lúa vụ mùa năm 2018.
- Tiếp tục chỉ đạo quyết liệt việc phòng trừ
rầy trên mạ mùa, đảm bảo 100% diện tích mạ trước khi đưa ra ruộng cấy 2-3 ngày được phun phòng trừ rầy bằng một số
thuốc nội nấp có trong danh
mục, ví dụ: Actara 25WG, Virtako 1.5RG, Hichespro 500WP, Admire 050 EC, Enaldo 40FS,
Gaucho 600FS, … Các xã cần chú ý: Chí Đám, Minh Phú, Vân
Đồn, Hùng Long, Minh Tiến, Hùng Quan, Phong Phú, Yên Kiện, …
- Đối với các vùng đã phát hiện mẫu rầy bị
bệnh cần tiến hành phun triệt để rầy đối với mạ và lúa cấy, hướng dẫn nông dân
biện pháp chăm sóc mạ, lúa phù hợp; theo dõi chặt chẽ tình hình sinh trưởng,
phát triển của lúa sau cấy để có biện pháp xử lý kịp thời.
- Tăng cường điều tra DTDB, kết hợp
với việc duy trì, theo dõi bẫy đèn để giám sát Rầy lưng trắng, Rầy xanh đuôi
đen; tiếp tục lấy mẫu rầy, mẫu lúa phân tích và giám định virus, phát hiện sớm
bệnh Lùn sọc đen, bệnh Vàng lụi (Vàng lá di động) trên đồng ruộng để xử lý và
phòng trừ có hiệu quả.
- Tổ chức diệt
chuột tập trung vào giai đoạn lúa đẻ nhánh rộ. Diệt chuột bằng bả sinh học, thuốc hóa học, ...
có trong danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng ở Việt Nam (Ví dụ: Sử
dụng thuốc Ranpart 2%DS, Cat 0.25WP,
Rat K 2% DP, Rat-kill 2% DP, ... trộn thành bả; mồi nhử là thóc luộc nứt vỏ
chấu, gạo, khoai lang, mộng mạ, cua, ốc, tép, ... hoặc bả trộn sẵn Broma 0.005AB…).
2. Trên cây
ngô: Phun
phòng trừ những diện tích có mật độ sâu, tỷ lệ bệnh vượt ngưỡng.
3. Trên cây chè: Phun
phòng trừ những diện tích có mật độ sâu, tỷ lệ bệnh vượt ngưỡng.
4. Trên cây bưởi: Phun phòng trừ sâu bệnh gây hại có mật độ,
tỷ lệ vượt ngưỡng.
5. Trên cây Lâm Nghiệp: Phun phòng trừ sâu bệnh gây hại có mật
độ, tỷ lệ vượt ngưỡng.
Lưu ý: Chỉ sử dụng các thuốc có trong Danh mục thuốc BVTV
được phép sử dụng tại Việt Nam, pha và phun theo hướng dẫn ghi trên bao bì,
chú ý đảm bảo thời gian cách ly; khi
sử dụng thuốc BVTV xong phải thu gom vỏ bao bì đúng nơi quy định của địa phương./.
Nơi nhận:
- TT huyện uỷ, UBND huyện (b/c);
- Chi cục
BVTV (b/c);
- Phòng ban chuyên môn
(p/h);
- UBND các xã, thị trấn;
- Lưu.
|
PHÓ TRẠM TRƯỞNG
(đã ký)
Nguyễn Thị Nam Giang
|