Thông báo tình hình sâu bệnh tháng 6, dự báo sâu bệnh tháng 7/2010
Việt Trì - Tháng 7/2010

(Từ ngày 01/07/2010 đến ngày 31/07/2010)

CHI CỤC BVTV TỈNH PHÚ THỌ

TRẠM  BVTV TP VIỆT TRÌ

..................

số : 09/ TB - BVTV

                         CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập- Tự do - Hạnh phúc

.............................

        Việt Trì,  ngày 8 tháng 7 năm 2010

THÔNG BÁO

Tình hình sâu bệnh tháng 6, dự báo sâu bệnh tháng 7/2010

và biện pháp kỹ thuật phòng trừ

----------------------

I/ TÌNH HÌNH THỜI TIẾT, CÂY TRỒNG VÀ SÂU BỆNH THÁNG 6/2010:

1. Thời tiết: Trong tháng 6 thời tiết nắng nóng, lượng mưa thấp, cuối tháng phát sinh đợt cực nóng kéo dài 8 ngày, đã ảnh hưởng rất lớn đến sự STPT của cây mạ và lúa mùa sớm giai đoạn hồi xanh – đẻ nhánh. Nhiệt độ TB 28 - 33OC, cao nhất 40OC

2. Cây trồng :   

- Lúa mùa: DT: 1321 ha; GĐST: Cấy – Hồi xanh, đẻ nhánh.

- Rau xanh:  30 ha;  GĐST: Mới gieo - phát triển thân lá - thu hoạch

3. Tình hình sâu bệnh và chuột hại:

a. Trên mạ:

- Sâu cuốn lá nhỏ, sâu đục thân phát triển và gây hại nhẹ rải rác trên mạ mùa sớm.

- Rầy các loại, châu chấu...Phát sinh và gây hại nhẹ.

- Ngoài ra: Chuột hại rải rác, cục bộ nặng.

b. Trên lúa:            

- Bệnh sinh lý: Phát sinh trên những chân ruộng chua, lầy thụt; Ruộng làm đất, cày bừa chưa ngẫu; Ruộng ô nhiễm nước thải, có nhiều độc tố trong đất; Ruộng cấy sâu tay, mạ già. Mức độ hại nhẹ - TB.

- Sâu cuốn lá nhỏ: Phát sinh, phát triển trên lúa mùa sớm. Mức độ hại nhẹ, mật độ TB 1 - 2 c/m2, cao 5 c/m2.

- Ngoài ra: Sâu đục thân, Châu chấu, bọ rầy các loại, ốc bươu vàng, bệnh khô vằn... phát triển và hại nhẹ.

II/ DỰ KIẾN TÌNH HÌNH SÂU BỆNH THÁNG 7/2010:

1. Bệnh sinh lý: Phát sinh trên những chân ruộng chua lầy, ruộng làm đất không ngẫu, ruộng ô nhiễm nước thải, ruộng cấy sâu tay... Mức độ hại nhẹ - TB. Trong điều kiện thời tiết nắng nóng kéo dài, bệnh vàng lá sinh lý sẽ tiếp tục tăng nặng trên diện rộng. Các xã cần lưu ý: Sông Lô, Thanh Miếu, Trưng Vương, Thụy Vân...

2. Sâu cuốn lá nhỏ: Trường thành lứa 4 ra rộ khoảng 8 - 15/7/2010, mật độ TB 0,5 - 1 c/m2, cao 3  c/m2. Sâu non nở rộ từ 15/7 trở đi. Mức độ hại nhẹ - TB, cục bộ nặng trên những ruộng xanh tốt, cấy sớm có thể gây trắng lá.

3. Sâu đục thân: Sâu non lứa 3 tiếp tục gây hại nhẹ trên lúa mùa sớm. Trưởng thành lứa 4 ra rộ khoảng 15 – 25/ 7. Sâu non lứa này gây hại nhẹ trên lúa mùa sớm giai đoạn đẻ nhánh.                                                                               

* Ngoài ra: Châu chấu, bọ rầy các loại, ốc bươu vàng, bệnh khô vằn... phát triển và hại nhẹ trên mạ và lúa mùa.

III/ CHỈ ĐẠO PHÒNG TRỪ:

1. Biện pháp chỉ đạo:

- Đề nghị UBND xã (phường) kiện toàn BCĐ sản xuất, phòng chống dịch bệnh trên cây trồng, phân công cán bộ phụ trách định kỳ xuống các khu, đội sản xuất kiểm tra, hướng dẫn nhân dân trong công tác phòng trừ sâu bệnh.

- UBND xã (phường) chỉ đạo cán bộ khuyến nông, HTX thực hiện công tác kiểm tra đồng ruộng, nắm chắc diễn biến tình hình sâu bệnh ngay đầu vụ và tổ chức phòng trừ triệt để diện tích nhiễm sâu bệnh đến ngưỡng theo hướng dẫn của ngành BVTV.

- Chủ động phối hợp với các ban ngành, đoàn thể đẩy mạnh công tác tuyên truyền, hướng dẫn, tập huấn kỹ thuật BVTV cho nông dân; phối hợp với các đại lý cung ứng thuốc phòng trừ sâu bệnh đặc hiệu.

2. Biện pháp kỹ thuật phòng trừ:

* Phòng trừ bệnh sinh lý: Thực hiện chăm sóc bón phân kịp thời, kết hợp sục bùn để tăng ôxi, giải phóng các độc tố trong đất, tháo cạn nước và thay nước mới. Những ruộng bị nặng cần phun các loại thuốc KTST, phân bón lá theo hướng dẫn trên vỏ bao bì. Khi lúa ra được lá mới thì chăm sóc, bón phân thúc bình thường.

* Phòng trừ sâu CLN: Khi mật độ sâu non > 50 c/m2 trở lên ( 1 con/khóm ) Đối với lúa giai đoạn đẻ nhánh; Sử dụng thuốc Regent 800 WG, Regall 50EC, Rigell 800 WG, 50 SC, Finico 800 WG, Aremec 36 EC, Phironin 800 WG, Trutat 0,32EC... phun thuốc theo hướng dẫn kỹ thuật trên bao bì .

   Thời điểm phun thuốc từ  18 - 23 /7 / 2010 (chỉ phun thuốc trên những ruộng đến ngưỡng)

* Phòng trừ OBV: Thực hiện bắt ốc thủ công, tiêu diệt các ổ trứng. Có thể phun thuốc khi mật độ cao từ 3 c/m2 trở lên. Sử dụng thuốc Clodasuper 250EC, 250WP, 500WP, 700WP, Hn - Samole 700WP, Mossade 700WP...

 Lưu ý:  Khi phun thuốc cần giữ nước từ 5 - 7 ngày, thực hiện theo hướng dẫn kỹ thuật.

* Ngoài ra:  Phòng trừ các ổ dịch châu chấu, sâu đục thân...

- Áp dụng kỹ thuật thâm canh lúa cải tiến SRI, tạo thuận lợi cho lúa phát triển, đẻ nhánh sớm và phòng ngừa bệnh sinh lý phát sinh gây hại. 

- Tổ chức diệt chuột tập trung cộng đồng ngay đầu vụ (sau khi cấy xong) bằng thuốc sinh học sản xuất tại chỗ: Dùng thuốc Rat - K 2%D trộn với thóc luộc nứt vỏ. Các xã, phường có thể huy động nông dân góp lúa, xã hỗ trợ tiền thuốc 1000 đồng/sào, hướng dẫn kỹ thuật và phối trộn thuốc tập trung, sau đó chia lại cho nông dân đi rải thuốc.

 Nơi nhận:

- Chi cục BVTV Phú Thọ (B/c);

- TTTU, HĐND, UBND TP (B/c);  

- Phòng KT, ND, PN, TN, ĐTT;

- UBND xã, phường, HTX;

- Lưu Trạm

TRẠM TRƯỞNG

Phạm Hùng

Các thông báo sâu bệnh khác
Loading...