thông báo tháng 7
Cẩm Khê - Tháng 7/2009

(Từ ngày 01/07/2009 đến ngày 31/07/2009)

 CHI CỤC BVTV PHÚ THỌ

  TRẠM BVTV CẨM KHÊ

  Số: 11 /TB-BVTV

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

               Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

       Cẩm khê, ngày 9 tháng 7 năm 2009

Thông báo

Tình hình sâu bệnh hại tháng 7 năm 2009

Căn cứ kết quả tổng điều tra sâu bệnh từ ngày 7 - 8/7/2009 và quy luật phát sinh, phát triển của các đối t­ượng sâu bệnh; Trạm BVTV Cẩm khê thông báo tình hình sâu bệnh hại tháng 7 và hướng dẫn các biện pháp phòng trừ:

I/ Tình hình sâu bệnh và dự báo:

1. Trên lúa:

a, Sâu cuốn lá nhỏ:

* Hiện nay:  Trên trà mùa sớm đang đẻ nhánh - đẻ nhánh rộ: sâu cuốn lá nhỏ đang ở giai đoạn sâu non tuổi 5 là chủ yếu, mật độ  tb từ 4 – 18 con/m2 cục bộ 27 con /m2, bướm bắt đầu ra rải rác.

* Dự báo:  B­ướm sâu cuốn lá sẽ ra rộ từ 12-17/7 tập trung đẻ trứng trên các trà lúa giai đoạn đẻ nhánh rộ- cuối đẻ nhánh, sâu non nở rộ từ 18/7 trở đi; Mức độ hại trung bình, cục bộ hại nặng  trên những ruộng xanh tốt, rậm rạp đặc biệt trên giống lai trà mùa sớm

b, Sâu đục thân 2 chấm:

* Hiện nay:  Sâu non gây hại trên trà mùa sớm, mức độ hại nhẹ.

* Dự báo:  Trong thời gian tới sâu non tiếp tục gây rảnh héo trên các trà lúa mức nhẹ.

c, Rầy các loại:

* Hiện nay: Rầy gây hại nhẹ trên trà mùa sớm, mật độ trung bình 45 - 90 con/m2, phát dục chủ yếu tuổi 2,3,4;

* Dự báo:  Rầy tiếp tục tích lũy, gia tăng mật độ trên các trà; gây hại trên trà mùa sớm giai đoạn làm đòng - trỗ, mùa trung giai đoạn cuối đẻ - làm đòng, mức độ hại trung bình, cục bộ hại nặng.

d, Bệnh khô vằn:

* Hiện nay: Nguồn nấm bệnh đã xuất hiện ở bờ cỏ

* Dự báo: Bệnh phát triển lây lan gây hại từ cuối tháng 7 trở đi trên các trà lúa giai đoạn đẻ nhánh rộ, làm đòng- trỗ, mức độ hại trung bình- nặng, cục bộ hại rất nặng trên các ruộng thâm canh cao, bón thừa đạm; ruộng dộc chua, ruộng cao hạn.

e, OBV:

* Hiện nay: ốc b­ươu vàng gây hại trên trà sớm, trà trung, mức độ hại nhẹ. Mật độ trung bình 1-3 con/m2

* Dự báo: ốc bươu vàng tiếp tục gây hại trên trà trung, mức độ hại nhẹ, cục bộ ổ nặng rải rác trên các ruộng cấy muộn, chân đất trũng.

g, Một số đối t­ượng khác:

- Chuột: Là đối t­ượng gây hại liên tục trong cả vụ, cần chú ý quan tâm trên các ruộng cấy sớm, ruộng lúa nếp, lúa thơm, ruộng ven làng, ven đồi gò, ven bờ mương lớn,...

- Bệnh sinh lý,bệnh bạc lá, đốm sọc vi khuẩn, châu chấu, sâu cuốn lá lớn...xuất hiện gây hại nhẹ. 

2. Trên chè: hiện nay Bọ xít muỗi, rầy xanh, bọ cánh tơ gây hại mức độ nhẹ- TB, cục bộ hại nặng

II/ Biện pháp kỹ thuật phòng trừ:

1. Trên lúa:

- Sâu cuốn lá nhỏ: Những diện tích có mật độ sâu d­ưới 50 con/m2 áp dụng biện pháp thủ công ngắt bao lá giết sâu.Trên ruộng có mật độ sâu non trên 50 con/m2 (giai đoạn đẻ nhánh), trên 20 con/m2 (giai đoạn đứng cái - trỗ), sử dụng các loại thuốc Regent 800 WG, Regell 800 WG, 50 SC, Finico 800 WG, Aremec ,..(Thời gian phòng trừ tập trung tốt nhất khoảng 20-25/7)

- Rầy các loại: Ruộng có mật độ rầy cám (tuổi 1, 2) trên 1.500 con/m2 (30 con/khóm), sử dụng các loại thuốc Actara 25WG, Sectox 10WP, Midan 10WP, Superista 25EC, Penalty 40WP, ...

- Bệnh khô vằn: Ruộng có tỷ lệ dảnh hại trên 20%, dùng thuốc Lervil 5SC, Aloannong 50SL, Validacin 5SL, Jinggang meisu 3SL, 5WP, ...

- Ốc b­­ươu vàng: áp dụng các biện pháp thủ công bắt thu gom ốc để tiêu diệt. Trên diện tích có mật độ trên 3 con/m2, sử dụng thuốc Clodansuper 700 WP pha 10g/1 bình 12 lít phun cho 1 sào để diệt trừ. Khi phun nên giữ mức n­­ước ở 3 - 5 cm để tăng hiệu lực của thuốc.

- Bệnh sinh lý: Bón phân thúc đẻ kịp thời, kết hợp sục bùn sớm giúp giải phóng các độc tố trong đất, có điều kiện tháo, thay n­­ước luân phiên là rất tốt. Ruộng bị nặng phun bổ sung thuốc Antracol 70 WP và phân bón lá

- Bệnh bạc lá, đốm sọc vi khuẩn: Khi bệnh mới xuất hiện giữ nguyên mực nước, ngừng bón các loại phân hóa học, khi tỷ lệ bệnh trên 5% dùng các loại thuốc đặc hiệu như: Sasa 20-25 WP, xanthomix 20WP, Sansai 200WP.

Ngoài ra: Tích cực phòng trừ chuột hại bằng các biện pháp tổng hợp, Theo dõi phát dục của sâu đục thân và các đối tượng khác: bọ xít, châu chấu...  

2. Trên chè: Phun trừ các ổ bọ xít muỗi, rầy xanh, bọ cánh tơ  bằng các loại thuốc đặc hiệu có trong danh mục sử dụng cho chè.           

* Chú ý: Khi sử dụng thuốc hoá học phải pha, phun thuốc theo h­ướng dẫn trên vỏ bao bì

 Nơi nhận:

TRẠM BVTV CẨM KHÊ

- TTHU, HĐND, UBND;

TRẠM TRƯỞNG

- Chi cục BVTV Phú thọ;

- Các CQ liên quan;

- Các xã, TT;

- L­ưu.

 

Nguyễn Văn Minh

 

Các thông báo sâu bệnh khác
Loading...