CHI CỤC BVTV TỈNH PHÚ THỌ
TRẠM BVTV PHÙ NINH
Số: 02 /TB - BVTV
|
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Phù Ninh, ngày 08 tháng 02 năm 2011
|
THÔNG BÁO TÌNH HÌNH SÂU BỆNH THÁNG 01
DỰ BÁO TÌNH HÌNH SÂU BỆNH THÁNG 02/2011
I/ TÌNH HÌNH SÂU BỆNH HẠI TRONG THÁNG 01/2011:
1. Thời tiết: Trong tháng do ảnh hưởng của nhiều đợt không khí lạnh tăng cường, trời có mưa nhỏ và rét đậm, rét hại kéo dài ảnh hưởng đến sinh trưởng phát triển của cây trồng. Nhiệt độ trung bình 11 - 120C, cao 15 - 160C, thấp 7 - 8oC. Cây trồng sinh trưởng phát triển chậm.
2. Cây trồng:
- Lúa chiêm, xuân sớm: Gieo - 4 lá.
- Mạ xuân muộn: Mới gieo - 2 lá.
- Rau: Phát triển thân lá - thu hoạch.
- Ngô đông: Thu hoạch.
- Chè kinh doanh: Đốn qua đông.
- Cây lâm nghiệp: Chăm sóc cây con ở vườn ươm.
3. Tình hình sâu bệnh:
a, Trên mạ:
- Bệnh sinh lý: Hại nhẹ đến trung bình, cục bộ hại nặng tại các xã Phú Mỹ, Trị Quận, Lệ Mỹ. Diện tích nhiễm là 3,126 ha, trong đó nhiễm nhẹ là 1,449 ha, nhiễm trung bình là 1,068, nhiễm nặng là 0,61 ha.
- Ngoài ra: Chuột, bọ trĩ, rầy các loại, sâu cuốn lá nhỏ hại nhẹ rải rác.
b, Trên lúa chiêm, xuân sớm:
- Bệnh nghẹt rễ sinh lý, vàng lá sinh lý: hại nhẹ đến trung bình, cục bộ hại nặng tại các xã Phú Mỹ, Lệ Mỹ, Liên Hoa, Trị Quận. Diện tích nhiễm là 96,05 ha, trong đó nhiễm nhẹ là 39,55 ha, nhiễm trung bình là 22,60, nhiễm nặng là 33,90 ha.
- các đối tượng: Rầy các loại, chuột hại nhẹ rải rác.
c, Trên rau: Bọ nhảy, sâu tơ, sâu xanh, sâu khoang, rệp, bệnh thối nhũn, bệnh đốm vòng hại nhẹ.
d, Trên cây ngô: Bệnh khô vằn, bệnh đốm lá, chuột, rệp, sâu đục thân, đục bắp hại rải rác trên ngô gieo muộn.
e, Trên cây chè: Bọ xít muỗi, rầy xanh, bọ cánh tơ, nhện đỏ, bệnh đốm nâu gây hại nhẹ.
g, Trên cây lâm nghiệp: Mối gốc, sâu ăn lá hại nhẹ trên cây keo, bạch đàn.
II/ DỰ BÁO TÌNH HÌNH SÂU BỆNH HẠI THÁNG 02/2011:
1. Trên lúa chiêm xuân, mạ xuân muộn:
- Chuột hại nhẹ đến trung bình, cục bộ hại nặng ở các ruộng mạ ven gò, ven kênh mương, đường lớn, ruộng mới gieo, ruộng bị hạn.
- Bệnh sinh lý vàng lá gây hại nhẹ đến trung bình.
- Bọ trĩ, ruồi đục nõn gây hại trên trà lúa xuân sớm, xuân muộn giai đoạn lúa bén rễ - hồi xanh, mức độ hại nhẹ đến trung bình.
- Ngoài ra: Ốc bươu vàng gây hại cục bộ trên trà lúa xuân muộn giai đoạn cấy - hồi xanh. Rầy các loại, cào cào, châu chấu, sâu cuốn lá nhỏ, sâu đục thân, bọ trĩ gây hại nhẹ. Trong điều kiện thời tiết ấm, trời âm u, có mưa ẩm kéo dài bệnh đạo ôn lá xuất hiện gây hại trên trà lúa chiêm đầm, xuân sớm giai đoạn đẻ nhánh.
2. Trên rau:
- Sâu xanh, sâu tơ, sâu khoang, bọ nhảy, rệp hại nhẹ đến trung bình, cục bộ hại nặng. Các xã cần chú ý: An Đạo, Tiên Du, Phú Mỹ, Lệ Mỹ, Vĩnh Phú,...
- Ngoài ra: Bệnh thối nhũn, đốm vòng gây hại nhẹ đến trung trên cải bắp.
3. Trên ngô: Sâu xám, chuột, sâu ăn lá, bệnh sinh lý gây hại nhẹ, cục bộ ổ nặng.
4. Trên cây ăn quả: Bệnh thán thư, bệnh sương mai, nhện lông nhung, sâu ăn lá hại nhẹ trên cây nhãn, vải, hồng.
5. Cây lâm nghiệp: Bệnh khô cành, mối gốc hại nhẹ đến trung bình trên cây keo, bạch đàn. Kiến, mối, bọ hung, sâu xám, sâu ăn lá, bệnh phấn trắng, héo rũ, ... hại cây con giai đoạn vườn ươm.
III/ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT PHÒNG TRỪ :
1. Trên lúa chiêm xuân, lúa xuân sớm:
- Duy trì đủ nước trong ruộng, bón phân và làm cỏ sớm khi thời tiết ấm nhằm hạn chế bệnh nghẹt rễ sinh lý.
- Tích cực phòng trừ chuột hại bằng mọi biện pháp tổng hợp.
- Tăng cường kiểm tra đồng ruộng, phát hiện sớm các ổ sâu bệnh hại, chú ý theo dõi chặt chẽ và phòng trừ kịp thời đối tượng rầy các loại ở những nơi đã bị nhiễm bệnh virus trên ngô để hạn chế bệnh lùn sọc đen gây hại trên lúa.
2. Trên mạ và lúa xuân muộn:
- Đối với mạ: Phòng chống rét cho mạ bằng che phủ nilon, duy trì nước trong ruộng, bón bổ sung phân lân và tro bếp.
- Thường xuyên diệt trừ chuột bằng biện pháp thủ công, đào hang, đánh bẫy, quây rào nilon, dùng bả sinh học,...
3. Cây rau: Chăm sóc rau theo đúng quy trình sản xuất rau an toàn, phun phòng trừ những diện tích có mật độ sâu, tỷ lệ bệnh vượt ngưỡng bằng các thuốc đặc hiệu có trong danh mục quy định cho rau, chú ý đảm bảo thời gian cách ly.
4. Cây ăn quả: Phun phòng trừ bệnh chảy gôm, sâu vẽ bùa trên bưởi; sâu ăn lá, bệnh thán thư trên cây hồng; bệnh sương mai, nhện lông nhung trên nhãn, vải bằng các thuốc đặc hiệu theo hướng dẫn trên bao bì.
5. Cây lâm nghiệp: Theo dõi chặt chẽ diễn biến sâu bệnh, chú trọng bệnh héo ngọn, khô cành trên rừng trồng từ 1 - 3 tuổi, phát hiện kịp thời, cắt bỏ những cành, cây bị bệnh, đồng thời phun phòng trừ diện tích chớm bị nhiễm bệnh bằng các thuốc: Binhconil 75WP, Cavil 60WP hoặc các thuốc thuộc nhóm hoạt chất Chlorothalonil. Chú ý chống rét và sương muối cho cây con ở vườn ươm.
Nơi nhận:
- TTHU, HĐND &UBND Huyện;
- Chi cục BVTV Phú Thọ;
- Phòng NN&PTNT, TC-KH, TK;
- Trạm KN, Đài TT;
- Hội ND, PN, CCB, Đoàn TN;
- Các xã, thị trấn;
- Lưu
|
TRƯỞNG TRẠM
Cao Văn Tài
|