THÔNG BÁO TÌNH HÌNH SÂU BỆNH KỲ 08/08/2009
DỰ BÁO 10 NGÀY TỚI VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ
I. TÌNH HÌNH SÂU BỆNH HẠI.
1. Cây lúa:
+ Sâu cuốn lá nhỏ:
Hiện tại phát dục chủ yếu nhộng, trưởng thành ra rải rác từ ngày 4/8 và bắt đầu đẻ trứng. mật độ trứng trung bình 0-30 quả/m2, cao 45-65 quả/m2
*Dự báo:
Trưởng thành sâu cuốn lá ra rộ từ 9-13/8 và đẻ trứng, sâu non nở rộ từ 14 - 18/8 với mật độ trung bình từ 5 - 10 con/m2 cao 20 - 40 con/m2 cục bộ 50-80 con/m2. cá biệt >100con/m2 có thể gây trắng lá hoàn toàn nếu không được phòng trừ kịp thời.
*Biện pháp phòng trừ:
Khi ruộng có mật độ sâu cuốn lá nhỏ trên 20 con/m2 (0,5 con/khóm) sử dụng các loại thuốc Regent 800WG; Rigell 50 SC, 800 WG; Regal 800 WG, 50SC; Finico 800 WG; Actamec 40EC, Ram bo 800WG... hỗn hợp với thuốc Pertox 5 EC, Bestox 5 EC hoặc Antaphos 25 EC, phun theo hướng dẫn kỹ thuật trên bao bì. Dự kiến diện tích cần phòng trừ là 2000 ha.
+Rầy các loại:
Hiện tại mật độ rầy trung bình từ 168-750 con/m2, cao 1200-1600con/m2 phát dục chủ yếu tuổi 3,4,5.
*Dự báo:
Rầy tiếp tục phát triển tích luỹ mật độ gây hại mức độ nhẹ đến trung bình trên trà lúa mùa sớm. mùa trung.
*Biện pháp phòng trừ:
Ruộng có mật độ rầy cám (tuổi 1,2) trên 1500 con/m2(30con/khóm) sử dụng các loại thuốc Oncol 25WP, Mi dan 10WP, hỗn hợp với thuốc Bassa 50EC, Superista 25WP pha theo hướng dẫn kỹ thuật đã ghi trên bao bì. Dự kiến diện tích cần phòng trừ là 100 ha.
+ Bệnh khô vằn:
Hiện tại tỷ lệ bệnh 2- 17,8%, cao 21,1- 26,7%, cấp bệnh phổ biến cấp 1,3. Tập trung chủ yếu trên những ruộng lúa tổt rậm rạp.
*Dự báo:
Bệnh tiếp tục phát triển và gây hại bộ lá đòng trên những diện tích lúa xanh tốt mức độ hại nhẹ đến trung bình cục bộ nặng trên những diện tích bón phân không cân đối nhiều đạm.
*Biện pháp phòng trừ:
Ruộng có tỷ lệ dảnh hại trên 20%, sử dụng các loại thuốc Levil 50SC, Aloannong 50SL, Validacin 5SL, Jinggang meisu 3SL, 5WP, ... phun theo hướng dẫn kỹ thuật trên bao bì. Dự kiến diện tích cần phòng trừ là 110 ha.
Ngoài ra cần chú ý phòng trừ các ổ Sâu đục thân, Bệnh sinh lý, Bệnh bạc lá, đốm sọc vi khuẩn bằng các loại thuốc đặc hiệu theo đúng hướng dẫn trên bao bì. Phòng trừ Chuột bằng các biện pháp thủ công và hoá học giảm sự thiệt hại do chuột gây ra.
2. Trên cây chè:
Rầy xnh, Bọ cánh tơ, bọ xít muỗi gây hại nhẹ đến trung bình cục bộ nặng trên những lô chè chăem sóc kém,
*Dự báo: Rầy xanh gây hại nhẹ đến trung bình cục bộ ổ nặng.Bọ xít muỗi,Bọ cánh tơ hại nhẹ,
*Biện pháp phòng trừ: Sử dụng các loại thuốc đặc hiệu được phép sử dụng trên cây chè phun theo hướng dẫn ghi trên bao bì.
II. Biện pháp chỉ đạo:
Để chủ động trong công tác phòng trừ sâu bệnh đảm bảo an toàn sâu bệnh giữ vững được năng xuất vụ mùa. Trạm bảo vệ thực vật đề nghị:
UBND các xã, Thị trấn chỉ đạo tổ khuyến nông cơ sở tích cực thăm đồng kiểm tra sâu bệnh hướng dẫn bà con nông dân phòng trừ các đối tượng sâu bệnh hại đã đến ngưỡng. Thời gian phun thuốc tốt nhất tập trung từ ngày 15-20/8 khi đó sâu non chủ yếu đang ở tuổi 1, 2.3 đạt hiệu quả cao trong phòng trừ. những nơi có mật độ sâu cao cần phun lại lần 2 sau lần 1 từ 5-7 ngày.
Tăng cường công tác thanh kiểm tra các cửa hàng đại lý thuốc BVTV trên địa bàn tránh để bà con nông dân mua phải thuốc kém chất lượng, thuốc hết hạn sử dụng gây tốn thất kinh tế của nông dân.