CHI CỤC BẢO VỆ THỰC VẬT PHÚ THỌ
TRẠM BVTV TAM NÔNG
Số: 14/TB-BVTV
|
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập- Tự do- Hạnh phúc
Tam Nông, ngày 07 tháng 04 năm 2011
|
THÔNG BÁO TÌNH HÌNH SINH VẬT GÂY HẠI 7 NGÀY
(Từ ngày 04/04/2011 đến ngày 10 tháng 04 năm 2011 )
Kính gửi: Chi cục BVTV Phú Thọ
I/ TÌNH HÌNH THỜI TIẾT VÀ CÂY TRỒNG:
1. Thời tiết:
- Nhiệt độ trung bình : 18-190C, Cao: 21-240C, Thấp: 15-170 C
- Do ảnh hưởng của không khí lạnh, trong tuần trời rét đêm và sáng trời có mưa phùn đến mưa rào trưa chiều giảm mây trời nắng nhẹ. Cây trồng sinh trưởng và phát triển chậm.
2. Giai đoạn sinh trưởng của cây trồng và diện tích canh tác:
- Lúa muộn: Diện tích 2542/2500 ha; GĐST: Đẻ nhánh.
- Cây rau: Diện tích 154/160 ha; GĐST: Gieo- Phát triển thân lá- thu hoạch.
- Cây màu (lạc, đậu tương): 4-5 lá.
- Cây ngô: 5-7 lá.
TỔNG HỢP TÌNH HÌNH SINH VẬT GÂY HẠI
Cây trồng
|
Diện tích
|
Đối tượng
|
Mật độ (con/m2) tỷ lệ (%)
|
Diện tích nhiễm (ha)
|
Diện tích phòng trừ (ha)
|
Tuổi sâu, cấp bệnh
|
Trung bình
|
Cao
|
Tổng số
|
Nhẹ
|
Trung bình
|
Nặng
|
Tổng số
|
lần 1
|
lần 2
|
Tổng số
|
1
|
2
|
3
|
4
|
5
|
Nhộng
|
Chủ yếu
|
Lúa muộn
|
2542
|
Ốc bươu vàng
|
0.733
|
5.00
|
324.957
|
254.20
|
70.757
|
|
70.757
|
70.757
|
|
0
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Bọ trĩ
|
1.707
|
5.40
|
|
|
|
|
|
|
|
0
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Ruồi đục nõn
|
0.27
|
2.70
|
|
|
|
|
|
|
|
0
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Bệnh đạo ôn lá
|
0.515
|
2.70
|
|
|
|
|
|
|
|
0
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Bệnh sinh lý
|
2.50
|
10.00
|
57.654
|
57.654
|
|
|
|
|
|
0
|
|
|
|
|
|
|
|
Rau cải
|
154
|
Bọ nhảy
|
1.833
|
10.00
|
2.20
|
2.20
|
|
|
|
|
|
0
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Sâu xanh
|
0.767
|
4.00
|
11.00
|
11.00
|
|
|
|
|
|
0
|
|
|
|
|
|
|
|
II/ NHẬN XÉT:
1. Tình hình sinh vật gây hại:
* Trên lúa xuân muộn:
- Ốc bươu vàng: Gây hại nhẹ - trung bình trên ruộng trũng nước, ruộng mật độ OBV cao ở những nơi ngập úng mới thoát nước. Các xã cần chú ý: Tứ Mỹ, Thượng Nông, Hồng Đà, TT Hưng Hoá, Dị Nậu, Thọ Văn, Hương Nộn, Tam Cường, Hiền Quan, ...
- Bệnh sinh lý: Tiếp tục gây hại nhẹ trên các chân ruộng dộc chua, ruộng đất cát, ruộng đã bón phân trong điều kiện không khí lạnh tăng cường.
- Chuột: Gây hại nhẹ cục bộ ở những ruộng ven gò, đường lớn, ven làng khô cạn nước; ruộng gieo sạ bị hạn.
- Bệnh đạo ôn lá, bọ trĩ, ruồi đục nõn hại nhẹ rải rác.
Ngoài ra dế dũi gây hại nhẹ trên ruộng gò, trên chân vàn cạn nước; rầy các loại xuất hiện rải rác.
* Trên cây rau: Sâu xanh, bọ nhảy gây hại nhẹ. Sâu khoang, sâu tơ, bệnh đốm vòng, thối nhũn gây hại rải rác trên cây bắp cải. Bệnh sương mai gây hại nhẹ đến trung bình trên cây cà chua.
* Trên cây ngô: Sâu cắn lá, chuột, bệnh đốm lá nhỏ hại nhẹ.
* Trên cây lạc, đậu tương: Bệnh lở cổ rễ, ruồi đục ngọn, sâu cuốn lá hại nhẹ- TB.
2. Dự kiến thời gian tới:
* Trên lúa xuân muộn:
- Ốc bươu vàng: Tiếp tục gây hại nhẹ - TB trên những chân ruộng trũng, những nơi có mật độ OBV cao mà chưa được phòng trừ.
- Bệnh sinh lý: Gây hại nhẹ trong điều kiện thời tiết liên tục có những đợt không khí lạnh tăng cường.
- Bệnh đạo ôn lá: Gây hại nhẹ trên các giống nhiễm trong điều kiện thời tiết âm u kéo dài kèm theo mưa phùn.
- Chuột hại nhẹ trên diện hẹp ở các ruộng ven gò, đồi, ven kênh mương, đường lớn, ruộng bị hạn và những nơi không tổ chức diệt chuột.
Ngoài ra: Bọ trĩ, ruồi đục nõn, rầy các loại gây hại nhẹ.
* Trên cây rau: Bọ nhảy, sâu xanh, sâu khoang, bệnh thối nhũn vi khuẩn, bệnh đốm vòng hại nhẹ- trung bình. Bệnh sương mai, héo xanh gây hại trên cây cà chua.
* Trên cây ngô: Sâu cắn lá, chuột, bệnh đốm lá nhỏ hại nhẹ- TB.
* Trên cây lạc, đậu tương: Bệnh lở cổ rễ, ruồi đục ngọn, sâu cuốn lá hại nhẹ- TB.
3. Biện pháp xử lý:
* Trên lúa:
- Tập trung chăm sóc lúa, bón phân kết hợp sục bùn để thúc đẻ và hạn chế bệnh sinh lý, bón phân cân đối, không bón đạm lai rai. Chú ý khi nhiệt độ < 150C không bón phân đạm cho lúa.
- Tăng cường kiểm tra đồng ruộng, phát hiện sớm và phòng trừ triệt để các ổ sâu bệnh, cần chú ý các đối tượng sau:
+ Bệnh sinh lý: Tiến hành làm cỏ sục bùn kết hợp phun các loại phân bón qua lá như: Pomior, Seaweed XO... Khi cây lúa hồi xanh trở lại, ra nhiều rễ trắng thì tiến hành chăm sóc, bón phân thúc đẻ bình thường.
+ Ốc bươu vàng: Thu bắt ốc non, ốc trưởng thành, trứng trên ruộng, kênh mương đem tiêu huỷ. Trường hợp mật độ ốc cao (> 3 con/m2 hoặc > 10% dảnh bị hại) sử dụng thuốc hoá học Clodansuper 700 WP phun theo chỉ dẫn trên bao bì.
+ Bọ trĩ: Duy trì đủ nước trong ruộng. Phun phòng trừ khi mật độ bọ trĩ non trên 5000 con/m2 (30% dảnh hại) bằng các loại thuốc Rigell 800 WG, Regent 800 WG, Actara 25WG, ...phun theo chỉ dẫn trên vỏ bao bì.
+ Bệnh đạo ôn lá: Phun phòng trừ khi trên ruộng có tỷ lệ lá hại >10% lá bằng các thuốc đặc hiệu trừ đạo ôn. Khi ruộng đã bị bệnh không bón phân đạm và phun các thuốc kích thích sinh trưởng.
Ngoài ra cần theo dõi đối tượng rầy các loại để có biện pháp phòng trừ kịp thời nhằm ngăn chặn sự phát sinh của bệnh vi rút lùn sọc đen, khi phát hiện cây lúa bị nhiễm bệnh cần nhổ vùi ngay; Tích cực diệt trừ chuột bằng các biện pháp tổng hợp sử dụng bả sinh học tự phối trộn.
2. Trên rau: Chăm sóc rau theo quy trình sản xuất rau an toàn, phun phòng trừ những diện tích có mật độ sâu, tỷ lệ bệnh vượt ngưỡng bằng các thuốc đặc hiệu có trong danh mục quy định cho rau, chú ý đảm bảo thời gian cách ly.
3. Trên ngô, lạc, đậu tương: Cần theo dõi giám sát các đối tượng sâu bệnh hại để có biện pháp sử lý kịp thời.
NGƯỜI TỔNG HỢP
Khổng Thị Kim Nguyên
|
TRẠM TRƯỞNG
Phùng Anh Giang
|