I/ TÌNH HÌNH THỜI TIẾT VÀ SINH TRƯỞNG CỦA CÂY TRỒNG:
1. Thời tiết:
- Nhiệt độ trung bình 15 - 16oC, cao 18 - 23oC, thấp 8 - 130C.
- Nhận xét khác: Trong kỳ trời âm u, có mưa nhỏ vào sáng sớm và chiều tối, trời rét. Cây trồng sinh trưởng và phát triển chậm.
2. Cây trồng và giai đoạn sinh trưởng:
- Lúa chiêm, xuân sớm: Diện tích 1.424 ha; GĐST: Đẻ nhánh.
- Lúa xuân trung: Diện tích 1.700 ha; GĐST: Hồi xanh.
- Lúa xuân muộn: Diện tích 30.940,9 ha; GĐST: Đang cấy - Hồi xanh.
- Mạ xuân muộn: Diện tích 7,5 ha; GĐST: 2 - 3 lá.
- Cây ngô xuân: Diện tích 3589,7 ha ; GĐST: Mới trồng - 5 lá.
- Cây rau: Diện tích 1084,8 ha; GĐST: Cây con - Phát triển thân lá - thu hoạch.
- Cây chè: Diện tích: 15.600 ha; GĐST: Nảy búp.
- Cây ăn quả: Bưởi Đoan Hùng 1.364 ha; hồng Gia Thanh 33 ha.
- Cây rừng: Diện tích rừng trồng tập trung: 21.151,7 ha.
II/ TÌNH HÌNH SINH VẬT HẠI:
1. Trên mạ xuân muộn: Bệnh sinh lý, chuột gây hại nhẹ tại huyện Tân Sơn
2. Trên lúa
* Lúa sớm:
- Bệnh nghẹt rễ sinh lý: Hại nhẹ. Tỷ lệ hại trung bình 0,44%, cao 15 %.
- Ốc bươu vàng: Hại nhẹ, mật độ trung bình 0,15 con/m2, cao 3 con/m2.
- Các đối tượng: Bệnh vàng lá sinh lý gây hại nhẹ rải rác.
* Lúa trung:
- Bệnh nghẹt rễ sinh lý: Hại nhẹ. Tỷ lệ hại trung bình 0,44%, cao 22,2 %.
- Các đối tượng: Bọ trĩ, ốc bươu vàng, bệnh vàng lá sinh lý gây hại nhẹ rải rác.
* Lúa muộn:
- Bệnh nghẹt rễ sinh lý: Hại nhẹ. Tỷ lệ hại trung bình 1,45%, cao 20 %.
- Bệnh vàng lá sinh lý: Hại nhẹ. Tỷ lệ hại trung bình 1,09%, cao 30 %. Diện tích đã phòng trừ là 493,5 ha.
- Ốc bươu vàng: Hại nhẹ, mật độ trung bình 0,35 con/m2, cao 5 con/m2. Diện tích đã phòng trừ 57,3 ha.
- Các đối tượng: Bọ trĩ, chuột gây hại nhẹ rải rác.
3. Trên rau:
Các đối tượng: Bệnh sương mai, bệnh thối nhũn, sâu tơ, sâu xanh, bọ nhảy gây hại nhẹ.
4. Trên ngô:
- Sâu xám: Hại nhẹ. Tỷ lệ hại trung bình 0,14%, cao 6,60 %.
- Các đối tượng: sâu cắn lá, bệnh sinh lý, chuột gây hại nhẹ rải rác.
5. Trên chè:
- Bệnh phồng lá: Hại nhẹ. Tỷ lệ hại trung bình 0,30%, cao 16 %.
- Bọ xít muỗi: Hại nhẹ. Tỷ lệ hại trung bình 0,35%, cao 5 %.
- Rầy xanh: Hại nhẹ. Tỷ lệ hại trung bình 0,37%, cao 6 %.
Ngoài ra, các đối tượng bọ cánh tơ, Bệnh đốm nâu gây hại nhẹ rải rác.
6. Trên cây ăn quả: Bệnh chảy gôm, bệnh loét, sâu nhớt, sâu vẽ bùa gây hại nhẹ trên cây bưởi.
III/ DỰ BÁO TÌNH HÌNH SINH VẬT GÂY HẠI THỜI GIAN TỚI:
1. Trên lúa: Trong điều kiện thời tiết có rét đậm, rét hại kéo dài bệnh sinh lý tiếp tục phát sinh hại nhẹ đến trung bình, cục bộ hại nặng. Ngoài ra: Ốc bươu , bọ trĩ, rầy các loại, gây hại nhẹ rải rác; Chuột hại ổ cục bộ.
2. Trên rau: Sâu tơ, sâu xanh, sâu khoang, bọ nhảy, rệp, bệnh đốm vòng, bệnh thối nhũn gây hại nhẹ đến trung bình, cục bộ hại nặng trên bắp cải, su hào. Bệnh sương mai, xoăn lá hại cục bộ trên cây cà chua.
3. Trên ngô: Sâu xám, sâu ăn lá, bệnh sinh lý, chuột gây hại nhẹ.
4. Trên cây ăn quả: Bệnh loét, bệnh chảy gôm, sâu nhớt, sâu vẽ bùa tiếp tục gây hại nhẹ trên cây bưởi.
IV/ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT PHÒNG TRỪ:
1. Trên lúa:
- Chăm sóc, bón phân làm cỏ sục bùn tạo điều kiện cho cây lúa sinh trưởng phát triển tốt và hạn chế bệnh sinh lý. Tích cực diệt chuột bằng các biện pháp tổng hợp.
- Đối với ốc bươu vàng: Áp dụng biện pháp thủ công bắt thu gom ốc, trứng đưa ra khỏi ruộng. Khi mật độ ốc cao trên 3 con/m2; hoặc ruộng lúa có trên 10% dảnh bị hại thì xử lý bằng thuốc hoá học Clodansuper 700 WP, pha và phun theo hướng dẫn kỹ thuật trên bao bì.
2. Trên rau: Phun trừ các ổ sâu bệnh đến ngưỡng phòng trừ bằng các loại thuốc có trong danh mục, chú ý đảm bảo thời gian cách ly.
3. Trên ngô: Phun trừ các ổ sâu ăn lá, sâu xám, bệnh sinh lý bằng các loại thuốc đặc hiệu có trong danh mục thuốc được phép sử dụng theo hướng dẫn trên bao bì.
Ngoài ra: Theo dõi chặt chẽ sâu bệnh trên cây chè, cây ăn quả, cây lâm nghiệp và phun trừ các ổ sâu bệnh đến ngưỡng.
Nơi nhận:
- Như kính gửi (b/c);
- Phòng Trồng trọt Sở NN và PTNT (b/c);
- Lưu: KT.
|
KT.CHI CỤC TRƯỞNG
PHÓ CHI CỤC TRƯỞNG
(đã ký)
Phạm Văn Hiển
|