Thông báo sâu bệnh tỉnh kỳ 38
Toàn tỉnh - Tháng 9/2018

(Từ ngày 13/09/2018 đến ngày 19/09/2018)

SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT PHÚ THỌ
CHI CỤC TRỒNG TRỌT& BVTV
 

Số:  38/TB - TT&BVTV
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Phú Thọ, ngày 19 tháng 9 năm 2018

THÔNG BÁO

TÌNH HÌNH DỊCH HẠI 7 NGÀY
(Từ ngày 13 tháng 9 năm 2018 đến ngày 19 tháng 9 năm 2018)

I. TÌNH HÌNH THỜI TIẾT VÀ SINH TRƯỞNG CỦA CÂY TRỒNG

1. Thời tiết:

Nhiệt độ: Trung bình  27,5 - 28,50 C; Cao 33 - 350C; Thấp 23 - 250C.

Nhận xét khác. Trong kỳ, đầu kỳ ngày trời nắng; cuối kỳ do ảnh hưởng của hoàn lưu cơn bão số 5 trên địa bàn tỉnh có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to và rải rác có dông, ảnh hưởng đến một số diện tích cây lúa, ngô bị đổ. Cây trồng sinh trưởng và phát triển bình thường.  

2. Cây trồng và giai đoạn sinh trưởng:

- Lúa sớm

Diện tích: 6.433,4 ha

Sinh trưởng: Chín sáp (đỏ đuôi) - Thu hoạch

- Lúa trung

Diện tích: 22.004,3 ha

Sinh trưởng: Trỗ - Chín sáp - đỏ đuôi

- Chè

Diện tích: 16.781 ha

Sinh trưởng: Phát triển búp - TH

- Ngô

Diện tích: 3.438 ha

Sinh trưởng : Chín sáp - Thu hoạch

- Cây bưởi:

Diện tích trên 2.500 ha

Sinh trưởng: Phát triển quả

II. NHẬN XÉT TÌNH HÌNH DỊCH HẠI 7 NGÀY

1. Trên lúa mùa:

- Bệnh khô vằn: Phát sinh và gây hại rải rác ở hầu hết các huyện, thành, thị. Tỷ lệ bệnh phổ biến 2,8 - 8,5%, cao 14  - 28%, cục bộ 36,2% (Đoan Hùng). Diện tích nhiễm 2.890,9 ha (Nhiễm nhẹ 2.128,9 ha, trung bình 762 ha), tăng so với CKNT 1.875,1 ha. Diện tích đã phòng trừ 725,6 ha.

- Rầy các loại: Phát sinh và gây hại ở hầu hết các huyện, thành, thị. Mật độ rầy phổ biến 84 - 400 con/m2, cao 630 - 1.600 con/m2, cục bộ 2.000 - 2.240 con/m2 (Việt Trì, Thanh Ba). Phát dục chủ yếu tuổi 5 và trưởng thành. Diện tích nhiễm 1.027,9 ha (Nhiễm nhẹ 913,8 ha, trung bình 114,1 ha), tăng so với CKNT 1.027,9 ha.

- Sâu đục thân hai chấm: Phát sinh và gây hại ở Việt Trì, Phù Ninh, Đoan Hùng. Tỷ lệ bông bạc phổ biến 0,2 - 1,6%; cao 2,0 - 4,8%; cục bộ 11,6% (Việt Trì). Diện tích nhiễm 412,2 ha (Nhiễm nhẹ 347,1 ha, trung bình 53,1 ha, nhiễm nặng 12 ha); tăng so với CKNT 412,1 ha. Diện tích đã phòng trừ 41,1 ha.

- Bọ xít dài: Phát sinh và gây hại tại  huyện Tân Sơn. Mật độ phổ biến 0,5 - 2,0 con/m2, cao 6,0 con/m2; diện tích nhiễm 196 ha (Nhiễm nhẹ 163,3 ha, trung bình 32,7 ha), tăng so với CKNT 99,2 ha. Diện tích đã phòng trừ 32,7 ha.

- Chuột: Hại rải rác tại huyện Tân Sơn, tỷ lệ hại phổ biến 0,2%, cao 4,0%; diện tích bị hại 57,4 ha (Chủ yếu hại nhẹ), tăng so với CKNT 31,4 ha.

- Bệnh bạc lá: Phát sinh và gây hại ở Việt Trì, Đoan Hùng, Yên Lập, Hạ Hòa; tỷ lệ bệnh phổ biến 0,8 - 2,8%; cao 8,0 - 8,6%; cục bộ 40,5% (Việt Trì). Diện tích nhiễm 33 ha (Nhiễm trung bình 18 ha, nặng 15 ha); giảm so với CKNT 83,1 ha.

- Bệnh đốm sọc vi khuẩn: Phát sinh và gây hại ở Việt Trì, Đoan Hùng. Tỷ lệ bệnh phổ biến 0,1 - 2,6%; cao 11,2%; diện tích nhiễm 27 ha (Chủ yếu nhiễm nhẹ); tăng so với CKNT 27 ha.

2. Trên chè:

- Bọ xít muỗi: Gây hại tại các huyện Yên Lập, Thanh Sơn,Tân Sơn, Hạ Hòa, Đoan Hùng, Cẩm Khê, Thanh Ba; tỷ lệ hại phổ biến 0,8 - 4,6%; cao 5,0 - 7,0%; diện tích nhiễm 788,6 ha (Chủ yếu nhiễm nhẹ), giảm so với CKNT 245,5 ha.

- Rầy xanh: Gây hại tại các huyện Thanh Sơn, Hạ Hòa, Đoan Hùng, Thanh Ba, Tân Sơn, Cẩm Khê, Yên Lập; tỷ lệ hại phổ biến 0,8 - 4,6%; cao 6,0 - 10%; diện tích nhiễm 713,8 ha (Chủ yếu nhiễm nhẹ), giảm so với CKNT 369,9 ha.

- Bọ cánh tơ: Gây hại tại huyện Tân Sơn,Yên Lập, Đoan Hùng, Thanh Ba, Hạ Hòa, Cẩm Khê; tỷ lệ hại phổ biến 0,9 - 4,8%; cao 5,0 - 8,0%; diện tích nhiễm 389,1 ha (Chủ yếu nhiễm nhẹ); giảm so với CKNT 409 ha.

- Ngoài ra: Nhện đỏ, bệnh thối búp, đốm nâu, đốm xám phát sinh và gây hại rải rác.

3. Trên ngô hè: Bệnh khô vằn, chuột, sâu đục thân, bắp, bệnh đốm lá phát sinh gây hại rải rác.

4. Trên cây ăn quả:

- Ruồi đục quả: Phát sinh và gây hại rải rác trên bưởi tại Đoan Hùng, tỷ lệ hại phổ biến 0,2 - 2,8 %; diện tích nhiễm 57,1 ha (Chủ yếu nhiễm nhẹ), tăng so với CKNT 57,1 ha.

Ngoài ra  nhện, rệp, bọ xít, câu cấu, sâu ăn lá, bệnh chảy gôm, bệnh loét sẹo, sâu nhớt, sâu đục thân, đục cành, sâu xanh bướm phượng  phát sinh và gây hại rải rác trên cây bưởi. Nhện lông nhung, bệnh thán thư hại rải rác trên cây nhãn, vải.

5. Trên cây lâm nghiệp: Sâu cuốn lá, bệnh khô cành khô lá, bệnh đốm lá hại nhẹ. Sâu ăn lá, bọ xít, rệp gây hại rải rác. Mối hại gốc gây hại cục bộ trên keo.

III. DỰ KIẾN TÌNH HÌNH DỊCH HẠI TRONG 7 NGÀY TỚI:

1. Trên lúa mùa:

- Rầy các loại tiếp tục gia tăng mật độ, gây hại trên trà lúa mùa trung đang trong giai đoạn chín sữa - chín sáp; mức độ hại nhẹ đến trung bình, cục bộ ổ nặng, có thể gây cháy chòm, cháy ổ trên lúa đang giai đoạn chín sáp. Các huyện cần chú ý: Yên Lập, Thanh Sơn, Đoan Hùng, Phù Ninh, Tân Sơn, Hạ Hòa, ...

- Bệnh bạc lá, đốm sọc vi khuẩn: Bệnh tiếp tục phát sinh và gây hại mạnh trên diện tích lúa giai đoạn chín sữa - chín sáp khi có mưa to kèm theo dông lốc, nhất là trên diện tích đã xuất hiện nguồn bệnh, cấy các giống nhiễm (Nhị ưu số 7, Nhị ưu 838, Thiên ưu 8, GS9, Hương Thơm, TBR 225, ...).  Các huyện cần lưu ý: Thanh Sơn, Đoan Hùng, Hạ Hòa, Yên Lập, Cẩm Khê, Phù Ninh, Tân Sơn, ....

Ngoài ra: Sâu đục thân, bệnh khô vằn hại rải rác đối với diện tích lúa trỗ muộn tại Tân Sơn, Thanh Sơn và Đoan Hùng, ... . Bọ xít dài, bệnh sinh lý hại nhẹ rải rác. Chuột gây hại nhẹ rải rác trên đồng ruộng, nhất là những diện tích ven gò, ven kênh mương, đường lớn, gần trang trại chăn nuôi.

2. Trên cây chè: Rầy xanh, bọ cánh tơ, bọ xít muỗi, nhện đỏ hại nhẹ. Bệnh thối búp, đốm nâu, đốm xám hại rải rác.

3. Trên cây ăn quả: Ruồi đục quả, nhện, rệp, bọ xít, câu cấu, sâu ăn lá, bệnh chảy gôm, bệnh loét sẹo, sâu nhớt, sâu đục thân, đục cành, sâu xanh bướm phượng  phát sinh và gây hại rải rác trên cây bưởi. Nhện lông nhung, bệnh thán thư hại rải rác trên cây nhãn, vải.

4. Trên cây lâm nghiệp: Sâu cuốn lá, bệnh khô cành khô lá, bệnh đốm lá hại nhẹ. Sâu ăn lá, bọ xít, rệp gây hại rải rác. Mối hại gốc gây hại cục bộ trên keo.

IV. ĐỀ NGHỊ BIỆN PHÁP XỬ LÝ HOẶC CÁC CHỦ TRƯƠNG CẦN TRIỂN KHAI THỰC HIỆN Ở ĐỊA PHƯƠNG:

1. Trên lúa vụ mùa:  

- Tập trung thu hoạch diện tích lúa đã chín theo phương châm "Xanh nhà hơn già đồng", giải phóng mặt ruộng để làm đất gieo trồng cây vụ đông theo kế hoạch; mặt khác tiếp tục kiểm tra đồng ruộng, đặc biệt là chú ý đến rầy các loại cuối vụ giai đoạn lúa từ chín sữa trở đi; chỉ đạo quyết liệt và hướng dẫn nông dân phun phòng trừ kịp thời những diện tích nhiễm sâu, bệnh vượt ngưỡng theo hướng dẫn kỹ thuật của Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật.

Lưu ý: Đối với diện tích lúa đã chín sáp (đỏ đuôi) không phun thuốc phòng trừ sâu bệnh để đảm bảo an toàn nông sản.

2. Trên ngô: Chỉ phun phòng trừ với những diện tích ngô có mật độ sâu, tỷ lệ bệnh vượt ngưỡng. Tích cực diệt chuột bằng biện pháp kỹ thuật tổng hợp.

3. Trên chè: Phun phòng trừ những diện tích có mật độ sâu, tỷ lệ bệnh vượt ngưỡng.

- Rầy xanh: Khi nương chè có tỷ lệ búp hại trên 10%, có thể sử dụng các loại thuốc được đăng ký trừ rầy xanh hại chè, ví dụ như: Comda gold 5WG, Eska 250EC, Emaben 3.6WG, Actara 25WG, Dylan 2EC,...

- Bọ cánh tơ: Khi nương chè có tỷ lệ búp hại trên 10%; có thể sử dụng luân phiên các loại thuốc được đăng ký trừ bọ cánh tơ trên chè, ví dụ như: Dylan 2EC (10WG), Javitin 36EC, Aremec 36EC, Reasgant 3.6EC, Proclaim 1.9EC, Kuraba 3.6EC, Emaben 2.0EC (3.6WG),...

- Bọ xít muỗi: Khi nương chè có tỷ lệ búp hại trên 10%; có thể sử dụng luân phiên các loại thuốc được đăng ký trừ bọ xít muỗi trên chè, ví dụ như: Novimec 1.8EC, Dylan 2EC, Emaben 2.0EC (3.6WG), Voliam targo 063SC, Oshin  100SL,....

4. Trên cây bưởi: Phun phòng trừ sâu bệnh gây hại có mật độ, tỷ lệ vượt ngưỡng, lưu ý phòng trừ ruồi đục quả.

Lưu ý: Chỉ sử dụng các thuốc có trong Danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng tại Việt Nam, pha và phun theo hướng dẫn ghi trên bao bì, chú ý đảm bảo thời gian cách ly; khi sử dụng thuốc BVTV xong phải thu gom vỏ bao bì đúng nơi quy định của địa phương./.

Nơi nhận:

- Cục BVTV, Trung tâm BVTV phía Bắc (b/c);

- Sở Nông nghiệp và PTNT (b/c);

- LĐCC;

- Phòng TT Sở;

- Các Phòng, Trạm TT&BVTV (s/i);

- Lưu: VT, KT.

K/T CHI CỤC TRƯỞNG

PHÓ CHI CỤC TRƯỞNG

(Đã ký)

Nguyễn Trường Giang


DIỆN TÍCH, MẬT ĐỘ VÀ PHÂN BỐ MỘT SỐ ĐỐI TƯỢNG DỊCH HẠI CHÍNH 
(Từ ngày 13 tháng 9 năm 2018 đến ngày 19 tháng 9 năm 2018)

TT

Đối tượng

Cây trồng

Mật độ (con/m2), Tỷ lệ (%)

Diện tích nhiễm (ha)

Diện tích(1) nhiễm so với cùng kỳ năm trước (ha)

Diện tích phòng trừ (ha)

Phân bố

Phổ biến

Cao

Tổng số

Nhẹ

TB

Nặng

Mất trắng

1

Bệnh khô vằn

Lúa trung

2,5 - 8,5

14 - 28;CB 36,2(ĐH)

2.731,6

1.991,0

740,6

1.715,8

725,6

Đoan Hùng, Việt Trì, Yên Lập, Thanh Sơn, Tân Sơn, Lâm Thao, Phú Thọ, Thanh Ba, Phù Ninh, Hạ Hòa, Tam Nông

2

Rầy các loại

84 - 400

630 - 1560;CB 2000 - 2240(VT,TB)

880,9

788,2

92,7

880,9

Việt Trì, Thanh Ba, Tam Nông, Tân Sơn, Yên Lập, Thanh Sơn, Đoan Hùng

3

Sâu đục thân

0,2 - 1,6

2,0 - 4,8;CB 11,6(VT)

412,2

347,1

53,1

12,0

412,2

41,1

Việt Trì, Phù Ninh, Đoan Hùng

4

Bọ xít dài

0,5 - 2,0

6

196

163,3

32,7

99,2

32,7

Tân Sơn

5

Chuột

0,2 - 4,0

57,4

57,4

31,4

Tân Sơn

6

Bệnh bạc lá

0,8 - 2,8

8,0 - 8,6;CB 40,5(VT)

33,0

18,0

15,0

-83,1

Việt Trì

7

Bệnh đốm sọc VK

0,1 - 2,6

11,2

27,0

27,0

27,0

Việt Trì

8

Bệnh khô vằn

Lúa sớm

6,6

21,4

159,3

137,9

21,4

159,3

Thanh Thủy

9

Rầy các loại

359

1600

147,0

125,6

21,4

147

Thanh Thủy

10

Bọ xít muỗi

Chè

0,8 - 4,6

5,0 - 7,0

788,6

788,6

-245,5

Yên Lập, Thanh Sơn, Tân Sơn, Hạ Hòa, Đoan Hùng, Cẩm Khê, Thanh Ba

11

Rầy xanh

0,8 - 4,6

6,0 - 10

713,8

713,8

-369,9

Thanh Sơn, Hạ Hòa, Đoan Hùng, Thanh Ba, Tân Sơn, Cẩm Khê, Yên Lập

12

Bọ cánh tơ

0,9 - 4,8

5,0 - 8,0

389,1

389,1

-409

Tân Sơn, Yên Lập, Đoan Hùng, Cẩm Khê, hạ Hòa, Thanh Ba

13

Ruồi đục quả

Bưởi

0,2 - 2,8

57,1

57,1

57,1

Đoan Hùng

Các thông báo sâu bệnh khác
Loading...