Thông báo sâu bệnh tháng 6, dự báo tình hình sâu bệnh tháng 7 và BPPT
Yên Lập - Tháng 7/2015

(Từ ngày 01/07/2015 đến ngày 31/07/2015)

I . TÌNH HÌNH SÂU BỆNH THÁNG 6/2015:

1. Trên mạ:

- Bệnh sinh lý, chuột gây hại nhẹ.

2. Trên lúa mùa trung

- Ốc bươu vàng, bệnh sinh lý gây hại nhẹ

- Rầy các loại, sâu cuốn lá nhỏ gây hại rại rác.

3. Trên chè:

- Bọ cánh tơ, bọ xít muỗi, rầy xanh gây hại nhẹ đến trung bình.

4. Trên cây lâm nghiệp:

- Bệnh khô lá, bệnh đốm lá, bệnh thán thư, sâu ăn lá gây hại rải rác trên cây keo, bạch đàn.

      II. DỰ BÁO SÂU BỆNH HẠI THÁNG 7/2015:

1.   Trên lúa mùa

- Ốc bươu vàng: Gây hại nhẹ đến trung bình, cục bộ hại nặng trên những ruộng trũng nước.

- Bệnh sinh lý: Gây hại trên những ruộng chua, lấy, làm đất không kỹ, bón phân chuồng chưa hoai mục, cấy sâu tay..., mức độ hại nhẹ đến trung bình.

- Sâu cuốn lá nhỏ: Hiện nay sâu non đang phát dục ở tuổi 2, 3, 4 với mật độ trung bình 20 – 30 con/m2, cao 50 – 60 con/m2, cục bộ 90 – 100 con/m2, gây hại trên lúa mùa. Dự báo, bướm lứa 5 ra rộ từ ngày 22 – 28/7, sâu non gây hại từ đầu tháng 8 trở đi.

- Ngoài ra: Chuột, sâu đục thân, rầy các loại gây hại rải rác.

2. Trên cây chè: Bọ cánh tơ, bọ xít muỗi, rầy xanh, nhện đỏ, bệnh đốm nâu... hại nhẹ đến trung bình, cục bộ hại nặng.

3. Cây lâm nghiệp: Bệnh khô lá, bệnh đốm lá, sâu ăn lá gây hại nhẹ, cục bộ hại nặng trên cây keo, bạch đàn, bồ đề.

III. BIỆN PHÁP KỸ THUẬT PHÒNG TRỪ:

      1. Trên lúa: Áp dụng kỹ thuật SRI, làm đất kỹ, bón vôi khử chua, bón lót phân chuồng hoai mục, và Lân hoặc NPK 5 :10 :3, cấy mạ non 2 - 2,5 lá, cấy 1 dảnh, cấy nông tay, cấy thưa mật độ 30 - 35 khóm/m2 chăm sóc bón phân thúc đẻ sớm kết hợp  làm cỏ sục bùn (vùi sâu phân bón và giải phóng các chất độc trong đất, hạn chế bệnh sinh lý).

          - Theo dõi phòng trừ các đối tưọng sâu bệnh:

          + Đối với sâu cuốn lá nhỏ: Bắt giết sâu non, khi ruộng có mật độ sâu non từ 50 con/mtrở lên sử dụng một trong các loại thuốc Dylan 10WG, Rigell 800 WG, Tasieu 5WG,...

          + Cần bổ sung nước và giữ nước cho những ruộng cao hạn để hạn chế bệnh sinh lý do thiếu nước gây ra.

          - Chỉ phun thuốc phòng trừ trên những diện tích đến ngưỡng phòng trừ, hạn chế phun thuốc BVTV đầu vụ để bảo vệ thiên địch.

      3. Trên chè: Phòng trừ các ổ rầy xanh, bọ xít muỗi, bọ cánh tơ, nhện đỏ, bệnh đốm xám, đốm nâu,... bằng các loại thuốc đặc hiệu có trong danh mục sử dụng cho chè, đảm bảo thời gian cách ly.

      - Bọ cánh tơ: Phòng trừ khi tỷ lệ búp bị hại trên 10% sử dụng một trong các loại thuốc sau để phun trừ: Dylan 2 EC, hoặc 10 WG, Aremec 36EC, Reasgant 3.6EC, Kuraba 3.6 EC.

     - Rầy xanh: Khi tỷ lệ búp bị hại trên 10% sử dụng một trong các loại thuốc sau để phun trừ: Dylan 2 EC, hoặc 10WG, Aremec 36EC, Reasgant 3.6EC, Superista 25 EC.

    - Bọ xít muỗi: Khi tỷ lệ búp hại trên 10% sử dụng một trong các loại thuốc sau để phun trừ: Dylan 2 EC, Trebon 10EC.

    - Nhện đỏ: Khi tỷ lệ lá bị hại trên 20% sử dụng một trong các loại thuốc sau để phun trừ: Ortus 5 EC, Catex 1.8 EC, Shepatin 18 EC, Tasieu 1.9 EC, Kuraba 3.6 EC.

     4. Trên cây lâm nghiệp: Tiếp tục theo dõi và chỉ đạo phòng trừ sâu bệnh trên cây keo, bạch đàn, bồ đề.

* Lưu ý: Đọc kỹ hưỡng dẫn sử dụng ghi trên vỏ bao bì trước khi sử dụng các loại thuốc.

Nơi nhận:

- TTHU-HĐND (B/c);

- Chủ Tịch, các PCT UBND ( B/c);

- Chi cục BVTV Phú Thọ (B/c);

- Các CQ: Văn Phòng HĐND-UBND;

Phòng NN&PTNT, Trạm KN, Đài TT-TH;

- UBND các xã, TT ;

- Lưu CQ;

            TRẠM TRƯỞNG

                                                

                                                        (Đã ký)        

               Nguyễn Văn Minh

Các thông báo sâu bệnh khác
Loading...