I/ TÌNH HÌNH SÂU BỆNH HẠI TRONG THÁNG 03/2016:
Trong
tháng 3, các đối tượng sâu bệnh đều gây hại ở mức độ nhẹ, cụ thể:
-
Ruồi đục nõn: Phát sinh và gây hại nhẹ ở cả hai trà, tỷ lệ dảnh hại trung bình
1,4 – 10,5 %. Tổng diện tích nhiễm 25ha.
- Chuột gây hại nhẹ trên các trà lúa ở hầu hết các xã, thị
trấn; mức độ hại nhẹ, cục bộ trung bình trên những diện tích chưa tổ chức diệt
chuột, diện tích lúa đang phân hóa đòng. Diện tích nhiễm 194 ha.
-
Bệnh đạo ôn phát sinh và gây hại nhẹ, chủ yếu trên giống lúa nếp của trà lúa
xuân trung.
Ngoài
ra, bọ trĩ, sâu đục thân cú mèo, bệnh khô vằn gây hại rải rác trên cả hai trà
lúa.
II/ DỰ BÁO
TÌNH HÌNH SÂU BỆNH HẠI THÁNG 04/2016:
Trong tháng 4, các trà lúa bước vào giai đoạn cuối đẻ đến đứng cái,
làm đòng; các đối tượng sâu bệnh phát sinh gây hại mạnh, cụ thể:
1. Bệnh đạo ôn: Hiện tại, bệnh đã xuất hiện và gây hại chủ yếu trên
giống lúa nếp ở cả hai trà lúa. Mức độ hại nhẹ, tỷ lệ lá hại 0.6 - 1.4%, cao 5 - 8%, cục bộ ổ 20 - 25% (Sơn Vy), cấp bệnh chủ yếu cấp
1.
* Dự
báo: Trong điều kiện thời tiết ấm, trời âm u, ẩm độ không khí cao, bệnh
đạo ôn tiếp tục phát triển, lây lan trên diện rộng. Mức độ gây hại nhẹ - trung
bình, cục bộ ổ nặng có thể gây cháy chòm, cháy ổ nếu không được phun thuốc
phòng trừ kịp thời. Đặc biệt lưu ý trên các giống nhiễm như: giống BC15, Nếp,
Xi23, X21…, các ruộng lúa xanh tốt, bón nhiều phân đạm. Các xã cần chú ý: Sơn Vy,
Cao Xá, Tứ Xã, Tiên Kiên, Sơn Dương.
2. Bệnh khô vằn: Hiện tại bệnh đã bắt
đầu xuất hiện và gây hại rải rác trên cả 2 trà lúa.
* Dự
báo: Bệnh tiếp tục phát triển và gây hại trên các trà lúa ở giai đoạn
đứng cái, làm đòng đến trỗ bông. Mức độ hại nhẹ đến trung bình, cục bộ hại nặng
trên những ruộng cấy dày, bón nhiều đạm, bón phân không cân đối
* Ngoài
ra: Sâu đục thân, Bọ xít đen gây hại nhẹ đến trung bình. Bệnh đốm sọc
vi khuẩn, bạc lá gây hại rải rác. Rầy các loại tích lũy gia tăng và hại nhẹ rải
rác.
III/ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT PHÒNG TRỪ:
- Đẩy mạnh ứng dụng quản lý dịch hại tổng hợp
(IPM). Tập trung chăm sóc, bón phân cân đối, đầy đủ và kịp thời; Tăng
cường kiểm tra đồng ruộng, phát hiện sớm và phòng trừ triệt để các ổ sâu bệnh
vượt ngưỡng, tích cực phòng trừ chuột bằng các biện pháp tổng hợp.
- Bệnh đạo ôn lá: Khi phát hiện ruộng
chớm bị bệnh, dừng bón các loại phân hoá học và thuốc kích thích sinh trưởng,
cần giữ nước trong ruộng từ 3 - 5 cm. Những ruộng có tỷ lệ lá hại trên 5%, tiến
hành phòng trừ ngay bằng các thuốc đặc
hiệu trừ đạo ôn đã được đăng ký trong danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng ở
Việt Nam (Ví dụ: Fuji-one 20WP, Fu-army 30 WP, Katana 20SC,... pha và phun theo
hướng dẫn kỹ thuật trên vỏ bao bì. Nếu ruộng bị nặng phải phun kép 2 lần cách
nhau 5 - 7 ngày, chú ý phun kỹ cho thuốc tiếp xúc đều trên lá để đạt hiệu quả
cao. Khi vào giai đoạn trỗ bông, những ruộng đã bị đạo ôn lá cần phun phòng đạo
ôn cổ bông nếu thời tiết âm u, ẩm độ cao.
- Bệnh khô vằn:
Khi phát hiện ruộng lúa bị nhiễm bệnh có tỷ lệ dảnh hại trên 10%, phun phòng
trừ ngay bằng các loại thuốc trừ bệnh khô vằn đã được đăng ký trong danh mục
thuốc BVTV được phép sử dụng ở Việt Nam (Ví dụ: Lervil 50SC, Cavil 50WP,
Valivithaco 5SL... pha và phun theo hướng dẫn kỹ thuật trên vỏ bao bì.
Lưu ý: Chỉ đạo phun
phòng trừ sâu, bệnh khi vượt ngưỡng, tránh phun thuốc tràn lan gây mất cân bằng
sinh thái và bùng phát sâu bệnh về cuối vụ.
Nơi nhận:
- T.T.H.Uỷ , HĐND, UBND
Huyện (b/c);
- Chi cục BVTV (b/c);
- Phòng NN, KN, hội ND, PN, đài TT huyện;
- UBND, HTX, tổ KN các xã,
thị trấn;
- Lưu trạm.
|
TRẠM TRƯỞNG
Đặng Thị Thu
Hiền
|