I. TÌNH
HÌNH SÂU BỆNH HẠI TRONG THÁNG 02/2021
1. Trên lúa xuân:
- Ốc bươu
vàng: Nhiễm nhẹ rải rác, tỷ lệ phổ biến 0,1 - 0,2%, cao 2%, diện tích nhiễm 9,9
ha, chủ yếu nhiễm nhẹ; tăng so CKNT 9,9 ha.
Ngoài ra: Bệnh sinh lý, Rầy các loại, bệnh đạo ôn, bọ trĩ, … hại nhẹ rải rác. Chuột hại cục bộ.
2. Trên ngô xuân:
Sâu keo mùa thu gây hại nhẹ rải rác, mật độ phổ biến 0,1 - 0,2 c/m2,
cao 1 c/m2. Ngoài ra, bệnh đốm lá, khô vằn, … hại nhẹ rải rác.
II. DỰ BÁO TÌNH HÌNH SÂU BỆNH HẠI
THÁNG 3/2021:
1.
Trên lúa xuân:
- Chuột gây hại cục bộ trên tất cả các trà lúa ở tất cả các xã, phường.
Cần lưu ý những khu vực ruộng gần đường trục lớn, đê, bờ kênh mương, khu trang
trại chăn nuôi, nghĩa trang, ruộng trồng cỏ voi, gần nhà, khu ruộng gần ao, đầm
có bèo tây,...
- Bệnh đạo ôn lá: Trong điều kiện thời tiết âm u, ẩm độ không khí cao,
bệnh đạo ôn lá sẽ gây hại trên các trà lúa, mức độ hại gia tăng vào cuối tháng,
cần chú ý phát hiện và phòng trừ kịp thời nhất là trên các giống mẫn cảm và
những ổ bệnh từ năm trước. Một số xã, phường cần chú ý: Thụy Vân, Minh Nông,
Kim Đức, Minh Phương, Sông Lô,…
- Ngoài ra: Bọ trĩ, ruồi đục nõn, bệnh sinh lý, rầy các loại, bệnh khô
vằn, … gây hại rải rác.
2. Trên ngô xuân: Sâu keo mùa thu gây hại nhẹ đến trung bình. Sâu xám,
hại rải rác.
III. BIỆN PHÁP KỸ THUẬT PHÒNG TRỪ:
1. Trên lúa xuân:
- Chuột: Thực hiện tốt văn bản số 210/SNN-TT&BVTV ngày 08
tháng 02 năm 2021 về việc phát động diệt chuột tập trung bảo vệ sản xuất vụ
Xuân năm 2021 của Sở NN&PTNT, thời gian phát động diệt chuột tập trung vụ
xuân năm 2021 trên địa bàn tỉnh là từ ngày 20/2 đến 15/3.
- Bệnh đạo ôn lá: Khi phát hiện ruộng chớm bị
bệnh, dừng bón các loại phân hoá học và thuốc kích thích sinh trưởng, đồng thời
cần phòng trừ ngay bằng các loại thuốc, ví dụ như: Fu-army 30WP, 40EC, Katana
20SC, Lúa vàng 20WP, Nativo 750WG, Trizole 75WP, Ka-bum 650WP, Funhat 40WP,
Bamy 75WP,..., phun kỹ cho thuốc tiếp xúc đều trên lá.
- Theo dõi chặt chẽ rầy xanh đuôi đen và rầy
lưng trắng, bắt mẫu giám định và tiến hành phòng trừ rầy. Trên đồng ruộng khi
phát hiện cây lúa có triệu chứng bệnh thì cần lấy mẫu để phân tích giám định.
- Bệnh sinh
lý: Khi ruộng lúa bị bệnh không bón phân đạm, tăng cường làm cỏ sục bùn. Khắc
phục bằng cách bón 10-15 kg vôi bột + 10-15 kg supe lân kết hợp với làm cỏ sục
bùn, hoặc sử dụng chế phẩm bổ sung dinh dưỡng và giải độc cho lúa như XO Sogan
siêu ra rễ, siêu lân,...
2. Trên cây ngô:
- Sâu keo
mùa thu: Khi mật độ sâu non từ 4 con/m2 trở lên. Sử dụng một số hoạt chất
(Tetraniliprole, Emamectin benzoate, Bacillus thuringiensis, Spinetoram,
Indoxacarb, Lufenuron) ví dụ như thuốc: Vayego 200SC, Emaben 2.0 EC, Dylan 2.0
EC; Tasieu 3.6EC, Angun 5WG, Actimax 50 WG, Emagold 160SC, Chetsau 100WG,
Clever 300WG/150SC, Millerusa 400SC, Indogold 150SC.... Phun khi sâu tuổi nhỏ
(tuổi 1-2), nếu mật độ cao có thể phun kép (2 lần), lần 1 cách lần 2 từ 4 - 6
ngày, phun bằng mắt mèo chụp, phun ướt đều hai mặt lá và nõn ngô, thời điểm
phun tốt nhất vào buổi chiều tối.
Lưu ý: Chỉ sử dụng các thuốc có trong danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng
tại Việt Nam, pha và phun theo hướng dẫn ghi trên bao bì,
chú ý đảm bảo thời gian cách ly. Khi sử dụng thuốc BVTV xong phải thu
gom bao bì để đúng nơi quy định của địa phương./.
Nơi nhận:
- Chi cục TT&BVTV Phú Thọ (B/c);
- UBND TP (B/c);
- Phòng Kinh tế, ĐTT;
- UBND phường, xã;
- Lưu Trạm.
|
TRẠM TRƯỞNG
Nguyễn
Thị Lan Phương
|