Thông báo sâu bệnh tháng 11 dự báo sâu bệnh tháng 12
Hạ Hòa - Tháng 12/2011

(Từ ngày 01/01/1754 đến ngày 31/12/9999)

            CHI CỤC BVTV PHÚ THỌ

     TRẠM BẢO VỆ THỰC VẬT HẠ HÒA


                   Số: 16 /TB - BVTV

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc


       Hạ Hòa, ngày 30  tháng 11  năm  2011

THÔNG BÁO

Tình hình sâu bệnh tháng 11/2011

Dự báo tình hình sâu bệnh tháng 12/2011 và biện pháp phòng trừ

I. Tình hình sâu bệnh hại cây trồng tháng 11/2011

1. Thời tiết

Trong tháng nắng mưa xen kẽ, nhiệt độ trung bình từ: 22-23oC, cao: 29-31oC, thấp 18-21oC. Cây trồng sinh trưởng phát triển bình thường.

2. Cây trồng

- Ngô đông: Giai đoạn:  Xoáy nõn trỗ cờ phun râu; Sâu bệnh hại nhẹ đến trung bình đối tượng chủ yếu là, bệnh khô vằn, bệnh đốm lá, rệp…

- Rau đậu: Phát triển thân lá – thu hoạch. Sâu xanh, sâu khoang, sâu tơ, bọ nhảy rệp….hại nhẹ đến trung bình.

- Khoai tây: Phát triển thân lá.

- Chè kinh doanh: Tận thu. Rầy xanh, bọ xít muỗi, bọ cánh tơ, nhện đỏ hại nhẹ, cục bộ hại trung bình.

II. Dự báo tình hình sâu bệnh hại tháng 12/2011.

1. Lúa chiêm mạ xuân sớm

- Chuột là đối tượng gây hại chủ yếu mức hại nhẹ đến trung bình cục bộ hại nặng trên các ruộng ven đồi gò.

- Bệnh sinh lý, rầy các loại hại nhẹ.

2. Trên ngô

- Chuột gây hại trên diện rộng mức hại nhẹ đến trung bình, cục bộ hại nặng.

- Rệp cờ, bệnh khô vằn, sâu đục thân đục bắp, bệnh đốm lá hại nhẹ đến trung bình cục bộ  hại nặng

3. Khoai tây

Bệnh sương mai, bệnh héo xanh, rệp hại nhẹ đến trung bình, bệnh virut xoăn lá hại nhẹ cục bộ.

4. Trên rau đậu

Sâu khoang, sâu tơ, sâu xanh bọ nhảy, rệp … hại nhẹ đến trung bình.

5. Trên chè:

Hái tận thu và đốn sâu bệnh hại nhẹ.

6. Cây lâm nghiệp:

Kiến, mối, sâu ăn lá hại nhẹ, bệnh héo rũ hại cây con vườn ươm.

7. Cây ăn quả:

Sâu đục thân, sâu vẽ bùa, rệp, nhện… hại nhẹ đến trung bình.

III. Biện pháp kỹ thuật phòng trừ

1. Trên lúa chiêm mạ xuân sớm

- Đối với lúa mới cấy cần duy trì đủ nước không cấy vào ngày trời rét dưới 150C.

- Đối với mạ xuân sớm: Gieo mạ đúng khung thời vụ, đúng kỹ thuật, cần bón lót đầy đủ phân chuồng hoai mục, lân, kết hợp tro bếp, luôn giữ đủ ẩm cho mạ...để chống rét và hạn chế bệnh sinh lý.

- Phòng trừ chuột thường xuyên bằng các biện pháp tổng hợp.

2. Trên ngô

- Bệnh khô vằn: Khi 20% cây bị nhiễm dùng thuốc Validacin 5SL, Vida 3SC…

- Bệnh đốm lá: Khi tỷ lệ lá hại trên 30% sử dụng thuốc Antracol 70WP, Tungmanzeb 800WP, Anvil 5SC… để phun trừ.

- Rệp cờ: Khi 30% cây bị hại dùng thuốc Bulldock 025EC hoặc Dibadan 18SL, Ofatox 400EC…để phun trừ.

- Sâu đục thân đục bắp: Khi tỷ lệ  cây hại trên 20% sử dụng các loại thuốc Regent 800WG, Finico 800 WG…

- Chuột: Áp dụng các biện pháp tổng hợp, tổ chức triển khai đánh chuột tập trung bằng thuốc sinh học, Rát-k 2% D.

3. Trên khoai tây

- Bón  thúc và tưới nước kịp thời (Theo quy trình gửi kèm).

- Phòng trừ các đối tượng sâu bệnh chính bằng thuốc đặc hiệu:

+ Bệnh sương mai: Phun phòng bằng các loại thuốc trừ nấm nội hấp mạnh như: Ridomil Gold 68WP, Score 250EC.

+ Bệnh héo xanh: Khi bệnh chớm xuất hiện nhổ bỏ cây bị bệnh đem đi tiêu hủy, rắc vôi bột vào gốc cây bị bệnh, sử dụng thuốc Stifano 5.5SL, Fulhumaxin 5.15SC để phun nhòng.

         +  Rệp: Thường tập trung ở phần gốc cây sát mặt đất. Phòng trừ bằng các loại thuốc Trebon 10EC, Padan 95SP, Bassa 50EC….

4. Trên rau đậu

Phòng trừ các ổ sâu bệnh bằng thuốc đặc hiệu có trong danh mục sử dụng cho rau, đậu theo đúng kỹ thuật, đảm bảo thời gian cách ly.

5. Trên cây lâm nghiệp:

Phòng trừ các đối tượng hại cây con trong vườn ươm bằng các loại thuốc đặc hiệu.

6. Cây ăn quả:

Theo dõi chặt chẽ diễn biến sâu bệnh phòng trừ kịp thời khi sâu bệnh đến và vượt ngưỡng./.

Nơi nhận:

- TT huyện ủy, UBND huyện (b/c);

- Chi cục BVTV Phú thọ (b/c);

- VP huyện ủy, VP UBND huyện, phòng NN,

   Trạm KN, Đài TT;

- Hội ND, Hội PN, Hội CCB, Đoàn TN;

- 33 xã, thị trấn;

- Lưu: VT.

 TRẠM TRƯỞNG

 Phạm Quang Thông

Các thông báo sâu bệnh khác
Loading...