Thông báo sâu bệnh tháng 02. Dự báo sâu bệnh tháng -3/2012. Biện pháp phòng trừ.
Yên Lập - Tháng 3/2012

(Từ ngày 01/03/2012 đến ngày 31/03/2012)

I/ Tóm tắt tình hình thời tiết, cây trồng và sâu bệnh tháng 02 năm 2012.

1. Thời tiết:

- Trong tháng trời rét đậm, âm u, sương mù nhẹ, có mưa nhỏ, mưa phùn kéo dài trong tháng, nhiệt độ trung bình 16 - 17˚C, cao 20 - 22˚C, Thấp 13 - 14˚C.

2. Cây trồng:      

- Lúa chiêm xuân: Diện tích:  2350ha. GĐST; Hồi xanh - bén rễ - đẻ nhánh.

- Trên cây ngô: Diện tích: 290,3ha. GĐTST; Trồng mới - Cây con 2 lá.

- Trên cây rau màu: Diện tích: 352ha. Trồng mới - Giai đoạn cây con.

- Trên cây chè: Sinh trưởng, phát triển búp lứa 1.

- Trên cây lâm nghiệp: Khai thác và trồng mới - Rừng 1 - 3 năm tuổi.

3. Tình hình sâu bệnh trong tháng 02; Sâu bệnh trong tháng nhẹ - trung bình cụ thể như sau.

- Trên lúa: Có bệnh sinh lý (vàng lá, trắng lá do thiếu ánh sáng,...) gây hại nhẹ đến trung bình với tỷ lệ hại trung bình 7-11%, nơi cao 20 - 30%. Diện tích nhiễm 968ha, trong đó nhiễm trung bình 212ha. Ốc bươu vàng gậy hại nhẹ với mật độ trung bình 0,5 -1 c/m2, cao 2 c/m2. Ngoài ra có chuột gây hại nhẹ rải rác.

- Trên cây rau màu: Có bọ nhảy, sương mai gây hại nhẹ đến trung bình. Ngoài ra có rệp, sâu xanh, bệnh phấn trắng, đốm vòng, lở cổ rễ, thối nhũn gây hại nhẹ.

- Trên cây chè: Có rầy xanh, bọ xít muỗi gậy hại nhẹ với tỷ lệ cao 5 - 6%. Ngoài ra có bọ cánh tơ gây hại rải rác.

- Trên cây trồng lâm nghiệp: Sâu ăn lá, bệnh khô cành, bệnh vàng lá sinh lý gây hại nhẹ.

II/ Dự báo tình hình sâu bệnh tháng 03/ 2012. Biện pháp phòng trừ:

1. Trên lúa: Có bệnh sinh lý, chuột, ốc bươu vàng tiếp tục gây hại nhẹ đến trung bình. Ngoài ra có ruồi đục nón, bọ trĩ gây hại nhẹ đến cục bộ hại trung bình.

* Biện pháp phòng trừ:

+ Đối với bệnh sinh lý: Cần làm cỏ sục bùn, bón phân sớm, duy trì mực nước 2 - 3cm trên ruộng theo phương pháp SRI. Ngoài ra có thể sử dụng các loại phân bón lá để kích thích cho cây lúa đẻ nhánh sớm, đẻ nhánh tập trung.

+ Đối với: Ốc bươu vàng áp dụng các biện pháp thủ công, bắt bằng tay, hoặc dụng mồi nhử như; lá khoai lang, lá cây dâm bụt,... áp dụng biện pháp hóa học bằng các loại thuốc; Clodansuper, Pazol,... để tiêu diệt ốc gây hại; Lưu ý khi phun các loại thuốc trừ ốc phải giữ mực nước trong ruộng 2-3cm.

Chú ý: Đối với lúa xuân muộn hiện nay đang trong giai đoạn hồi xanh - đẻ nhánh là giai đoạn bổ sung dinh dưỡng tốt nhất cho cây lúa, để giúp cây lúa đẻ nhánh sớm và đẻ tập trung. Đối với lúa lai cần bón 3 - 4kg đạm, 2kg kali/1 sào. Đối với lúa thuần cần bón 3kg đạm, 2kg kali/1 sà. Ngoài ra có thể sử dụng các loại phân bón lá như Pomior, phân bón lá đầu trâu, Seaweed XO,...

2. Trên cây rau màu:

- Sâu hại: Có sâu xanh, bọ nhảy, sâu tơ, bệnh sương mai, đốm vòng gây hại rau các loại từ nhẹ đến trung bình.

* Biện pháp phòng trừ: : Dùng các loại thuốc có trong danh mục sử dụng cho rau. Ưu tiên các loại thuốc thảo mộc và sinh học. Chú ý hết thời gian cách ly mới được thu hoạch sản phẩm.

3. Trên cây chè:

- Có rầy xanh, bọ xít muỗi, bọ cánh tơ, nhện đỏ, bệnh phồng lá gây hại từ nhẹ đến trung bình.

* Biện pháp phòng trừ: : Chăm sóc chè lộc xuân sinh trưởng phát triển tốt, bón phân cân đối, phát quang bụi rậm cỏ dại. Ngoài ra sử dụng các loại thuốc trừ sâu như Actamec 20EC, Actara 25WG, Silsau 10WP,....Thuốc trừ bệnh TP-Zep 18EC, MAP Green 10AS, Stifano 5.5SL, ...

4. Trên cây lâm nghiệp:

- Có sâu ăn lá, khô cành, khô mép lá tiếp tục gây hại nhẹ.

* Biện pháp phòng trừ: Khi sâu bệnh tới ngưỡng sử dụng các loại thuốc có trong danh mục để phòng trừ.

5. Chuột hại:

- Chuột gây hại rải rác trên các loại cây trồng.

* Biện pháp phòng trừ: Tích cự diệt chuột bằng mọi biện pháp từ thủ công, canh tác, sinh học và hóa học để đàn chuột chỉ còn ở thấp nhất đảm bảo an toàn cho mùa màng. Ưu tiên sử dụng các loại thuốc nguồn gốc sinh học như. RAT - K 2%D, Ranpart 2%D,..../.

Nơi nhận:

- TTHU-HĐND (B/c)

- CT, PTC, CCBVTV (B/c)

- BCĐ – SX

- UBND xã +Tổ KN

- Lưu

TRƯỞNG TRẠM

(đã ký)

Phùng Hữu Quý

Các thông báo sâu bệnh khác
Loading...