Thông báo sâu bệnh tháng 01/ 2011, Dự báo sâu bệnh tháng 02. Biện pháp phòng trừ
Yên Lập - Tháng 2/2011

(Từ ngày 01/02/2011 đến ngày 28/02/2011)

I/ Tóm tắt tình hình thời tiết, cây trồng và sâu bệnh tháng 01 năm 2011.

1. Thời tiết:

- Trong tháng trời lạnh, sương mù, có mưa nhỏ, mưa phùn, nhiệt độ trung bình 10-14˚C, cao 16-17˚C, Thấp 8-10˚C.

2. Cây trồng:      

- Trên mạ xuân muộn: Mới gieo- từ 1đến 1,5 lá.

- Trên cây rau màu: Sinh trưởng và phát triển bình thường.

- Trên cây ngô: Ngô chín - Thu hoạch. 

- Trên cây chè: Đốn phớt chăm bón, tỉa cành qua đông.

3. Tình hình sâu bệnh trong tháng 01; Sâu bệnh trong tháng nhẹ cụ thể như sau.

a. Trên mạ xuân muộn:

+ Bệnh sinh lý gây hại từ nhẹ-trung bình, cục bộ hại nặng, với tỷ lệ trung bình từ 18-22%, cao từ 30-40%. Diện tích hại 26,8ha nhẹ, 8ha nhiễm trung bình, 1,5ha nặng.

+ Diện tích mạ chết rét khoảng 25-35% diện tích.

+ Chuột gây hại từ nhẹ rải rác.

b. Trên cây rau màu: Có sâu xanh, bọ nhảy, bệnh sương mai, bệnh thối nhũn VK gây hại nhẹ đến cục bộ hại trung bình.

c. Trên cây trồng lâm nghiệp: Sâu ăn lá, bệnh phấn trắng, bệnh khô cành gây hại nhẹ. Ngoài ra có mối gây hại nhẹ rải rác.

II/ Dự báo tình hình sâu bệnh tháng 02/ 2011. Biện pháp phòng trừ:

1. Trên mạ chiêm xuân, lúa mới cấy:

- Bệnh vàng sinh lý tiếp tục gây nhẹ đến cục bộ hại trung bình chủ yếu do điều kiện thời tiết thay đổi đột ngột và một số diện tích mạ chăm sóc, chống rét chưa đảm bảo yêu cầu kỹ thuật.

- OBV gây hại nhẹ đến trung bình trên những chân ruộng sâu trũng, ruộng mới gieo sạ. Rầy các loại, chuột, sâu cuốn lá nhỏ, gây hại rải rác. Ngoài ra trong điều kiện thời tiết ấm, trời âm u, có mưa ẩm kéo dài bệnh đạo ôn lá xuất hiện gây hại cục bộ…

* Biện pháp phòng trừ:

- Khi nhiệt độ ấm dần yêu cầu các diện tích che phủ nilon, cần mở nilon để mạ dần dần thích nghi với điều kiện ngoại cảnh trước khi cấy. Ngoài ra dùng lân pha loãng và tro bếp để tưới cho mạ. Thường xuyên kiểm tra mạ khi được 2-2,5 lá tiến hành cấy theo quy trình SRI và theo khung lịch mùa vụ, không cấy lúa khi nhiệt độ dưới 15˚C.

- Trên lúa mới cấy: Duy trì đủ nước trên ruộng, kết hợp bón phân, làm cỏ sục bùn sớm để hạn chế bệnh vàng lá sinh lý. Ngoài ra kiểm tra sâu bệnh thường xuyên và phát hiện kịp thời các đối tượng SB gây hại để có biện pháp phòng trừ.

- Khi sâu bệnh tới ngưỡng, sử dụng các loại thuốc có trong danh mục để phòng trừ.

2. Trên cây rau màu, đậu đỗ:

- Sâu hại: Có sâu xanh, bọ nhảy, sâu tơ, sâu khoang gây hại từ nhẹ đến trung bình trên bắp cải, xu hào, rau các loại.

* Phòng trừ: Áp dụng các biện pháp tổng hợp để phòng trừ. Khi sâu bệnh tới ngưỡng dùng các loại thuốc có trong danh mục sử dụng cho rau. Ưu tiên các loại thuốc thảo mộc và sinh học.

3. Trên chè:  

- Sâu hại: có Rầy xanh, BCT, BXM gây hại từ nhẹ.

* Phòng Trừ: Khi sâu bệnh gây hại tới ngưỡng với tỷ lệ > 10% sử dụng các loại thuốc có trong danh mục như; Bulldock 25EC, Monister 40EC, Aremec 36 EC.... phun kỹ theo hướng dẫn trên vỏ bao bì.

4. Trên cây lâm nghiệp: Có sâu ăn lá, bệnh khô cành, bệnh phấn trắng gây hại nhẹ trên rừng 1-2 năm tuổi.

* Phòng trừ: Sâu ăn lá, dùng thuốc Ofatox 400EC, Sherpa 25EC... Dùng thuốc Dconil 75WP, Binhconil 75WP, Anvil 5SC, Lervil 5SC... để trừ bệnh khô cành, bệnh phấn trắng.

5. Chuột hại:

- Chuột gây hại rải rác trên mạ và lúa mới cấy, rau màu. 

* Phòng trừ: Áp dụng mọi biện pháp tổng hợp phòng trừ để đảm bảo an toàn lúa vụ xuân. Sử dụng các loại bả RAT-K và bả sinh học….

Nơi nhận:

- TTHU-HĐND (B/c)

- CT, PTC, CCBVTV (B/c)

- BCĐ – SX

- UBND xó +Tổ KN

- Lưu

           TRƯỞNG TRẠM

                      (đã ký)

           Phùng Hữu Quý

Các thông báo sâu bệnh khác
Loading...