Thông báo sâu bệnh sâu bệnh kỳ 16
Thanh Thủy - Tháng 4/2022

(Từ ngày 18/04/2022 đến ngày 24/04/2022)

CHI CỤC TT& BVTV PHÚ THỌ

TRẠM TT& BVTV THANH THUỶ


Số:  22 /TB-TT&BVTV                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                    

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc


Thanh Thuỷ, ngày 19  tháng4   năm 2022

THÔNG BÁO TÌNH HÌNH DỊCH HẠI 7 NGÀY

(Từ ngày 18  tháng 4  năm 2022 đến ngày 24  tháng 4 năm 2022

Kính gửi: Chi cục Trồng trọt  và BVTV Phú Thọ

I/ TÌNH HÌNH THỜI TIẾT VÀ CÂY TRỒNG                

1. Thời tiết:

- Nhiệt độ trung bình: 200C; Cao 220C; Thấp: 170C.

Trong tuần, do ảnh hưởng của không khí lạnh, trời âm u, đêm và sáng có sương. Cây trồng sinh trưởng và phát triển bình thường.

2. Giai đoạn sinh trưởng của cây trồng và diện tích canh tác

          - Lúa trà 1: Diện tích 2482 ha. GĐST:  làm đòng - trỗ thấp thoi

          - Ngô: Diện tích 500 ha. GĐST: xoáy nõn - trỗ cờ, phun râu - làm bắp

II. TÌNH HÌNH DỊCH HẠI VÀ THIÊN ĐỊCH CHÍNH

Giống và giai đoạn sinh trưởng cây trồng: 

Tên dịch hại và thiên địch

Mật độ/tỷ lệ (con/m2%)

Tuổi sâu hoặc cấp bệnh phổ biến

Trung bình

Cao

Lúa cấy

Bệnh bạc lá

2,22

13,00

Bệnh khô vằn

2,94

25,00

Bệnh đốm sọc VK

Cục bộ

Bệnh sinh lý (vàng lá)

0,85

12,00

Rầy các loại

12,60

120,00

Ngô

Bệnh khô vằn

2,53

20,00

Bệnh đốm lá lớn

1,50

9,00

II  TRƯỞNG THÀNH VÀO BẪY:

Loại bẫy: bẫy đèn

Loài
côn trùng

Số lượng trưởng thành/bẫy

13/4

14/4

15/4

16/4

17/4

18/4

19/4

Rầy nâu

Rầy lưng trắng

Rầy xanh đuôi đen

Rầy nâu nhỏ

Bướm sâu đục thân2 chấm

Bướm sâu đục thân 5 vạch

Bướm sâu đục thân cú mèo

Bướm Sâu cuốn lá nhỏ


 III/  DIỄN BIẾN CỦA MỘT SỐ DỊCH HẠI VÀ THIÊN ĐỊCH CHỦ YẾU 

Tên dịch hại và thiên địch

Giống và giai đoạn sinh trưởng cây trồng

Tổng số cá thể điều tra

Tuổi, pha phát dục/cấp bệnh

Mật độ hoặc chỉ số

Ký sinh (%)

Chết tự nhiên (%)

1

2

3

4

5

6

N

TT

Trung bình

Cao

Trứng

SN

N

TT

Tổng số

1

3

5

7

9

Bệnh bạc lá

Lúa

2,22

13,00

Bệnh khô vằn

2,94

25,00

Bệnh đốm sọc VK

Cục bộ

Bệnh sinh lý (vàng lá)

0,85

12,00

Rầy các loại

12,60

120,00

Bệnh khô vằn

Ngô

2,53

20,00

Bệnh đốm lá lớn

1,50

9,00


V/ DIỆN TÍCH, MẬT ĐỘ VÀ PHÂN BỐ MỘT SỐ ĐỐI TƯỢNG DỊCH HẠI CHÍNH

TT

Tên dịch hại

Giống và giai đoạn sinh trưởng cây trồng

Mật độ hoặc tỷ lệ (con/m2/%)

Diện tích nhiễm (ha)

Diện tích(1) nhiễm so với cùng kỳ năm trước (ha)

Diện tích phòng trừ (ha)

Phân bố

Phổ biến

Cao

Tổng số

Nhẹ,  Trung bình

Nặng

TH>70%

1

Bệnh bạc lá

Lúa

5.5-8.0

13,00

34,63

34,63

34,63

2

Bệnh khô vằn

8.3-11.7

25,00

330,93

330,93

115,44

3

Bệnh đốm sọc VK

Cục bộ

4

Bệnh sinh lý (vàng lá)

5-8

12,00

5

Rầy các loại

16-32

120,00

5

Bệnh khô vằn

Ngô

8-12

20,00

58,33

58,33

10,42

6

Bệnh đốm lá lớn

4-6

9,00

V/ Nhận xét

1. Tình hình sâu bệnh:

          * Trên lúa:  

          -  Bệnh bạc lá xuất hiện và gây hại trên các giống lúa có bản lá to, trên các ruộng chân trũng, ruộng lúa xanh tốt.

          - Bệnh đốm sọc vi khuẩn: Xuất hiện và gây hại cục bộ trên các ruộng xanh tốt, ruộng đã bị từ các năm trước.

          - Bệnh khô vằn: xuất hiện và gây hại nhẹ - trung bình trên các ruộng cấy dày, ruộng xanh tốt rậm rạp.

          - Ngoài ra: Bệnh sinh lý chuyển giai đoạn, rầy các loại, … hại nhẹ rải rác. Chuột hại cục bộ.

* Trên cây ngô: Bệnh khô vằn, bệnh đốm lá lớn, Sâu keo mùa thu hại nhẹ. Chuột hại cục bộ.

2. Biện pháp xử lý:

* Trên cây lúa:

 - Bệnh bạc lá, đốm sọc vi khuẩn: Sau mưa dông, cần kiểm tra ngay đồng ruộng. Nếu phát hiện ruộng chớm bị bệnh, cần phun phòng trừ ngay bằng các thuốc đã được đăng ký trong danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng (ví dụ như Starwiner 20WP, Kamsu 2SL, Xanthomix 20WP, Sasa 25WP, Kasumin 2SL, Totan 200WP, Avalon 8WP, ViSen 20SC, Bisomin 6WP, ...).

- Bệnh khô vằn: Khi ruộng lúa nhiễm bệnh có tỷ lệ dảnh hại trên 20%, tiến hành phun trừ bằng các loại thuốc có trong danh mục, ví dụ: Chevin 5SC, Saizole 5EC, Nativo 750WG, Clearner 75WP, Valicare 8SL, Lervil 50SC, Valivithaco 5SL, Damycine 5SL/5WP, ... .

          -  Diệt chuột bằng các biện pháp tổng hợp.

* Trên cây ngô: Chỉ phun phòng trừ những diện tích có mật độ sâu, tỷ lệ bệnh vượt ngưỡng; Diệt chuột bằng các biện pháp tổng hợp.

3. Dự kiến thời gian tới:

- Bệnh bạc lá, đốm sọc vi khuẩn: Trong điều kiện thời tiết có mưa rào, kèm theo dông lốc, bệnh sẽ phát sinh phát triển trên các ruộng xanh tốt, lá rậm rạp, nhất là trên diện tích đã xuất hiện nguồn bệnh. Mức độ hại nhẹ đến trung bình, cục bộ hại nặng, gây ảnh hưởng đến năng suất lúa nếu không được phòng trừ kịp thời. Các xã cần chú ý: Đào Xá, Sơn Thủy, Hoàng Xá, Đồng Trung, Đoan Hạ, ...

- Bệnh khô vằn: Trong điều kiện thời tiết có nắng mưa xen kẽ, ẩm độ không khí cao, bệnh tiếp tục phát sinh, lây lan và gây hại trên tất cả các trà lúa, nhất là trên những giống có bản lá to mềm, mức độ hại nhẹ đến trung bình, cục bộ hại nặng (gây tỷ lệ lép lửng cao).

Ngoài ra: rầy các loại,sâu đục thân, gây hại nhẹ, rải rác.  Chuột hại cục bộ.

Trên ngô: Sâu đục bắp gây hại nhẹ, chuột gây hại cục bộ cần lưu ý diện tích trồng ngô ven sông, suối. Ngoài ra bệnh đốm lá lớn, đốm lá nhỏ hại rải rác

NGƯỜI TẬP HỢP

Nguyễn Thị Hồng

TRẠM TRƯỞNG

Trần Duy Thâu


Các thông báo sâu bệnh khác
Loading...