I. TÌNH HÌNH THỜI TIẾT VÀ CÂY TRỒNG:
1.Thời tiết :
- Nhiệt độ: Trung bình: 320C; Cao: 400C; Thấp: 280C.
- Nhận xét khác: Trong kỳ thời tiết nắng nóng cây trồng sinh trưởng phát triển bình thường.
2. Cây trồng và giai đoạn sinh trưởng
Lúa mùa sớm: Diện tích: 2520ha. GĐST: Đẻ nhánh rộ - cuối đẻ.
Lúa mùa trung: Diện tích: 580ha. GĐST: Đẻ nhánh - đẻ rộ.
II. TÌNH HÌNH SINH VẬT GÂY HẠI:
III. NHẬN XÉT :
- Trên lúa mùa sớm: Bướm sâu cuốn lá nhỏ đã ra , mật độ trung bình 0,2-0,7 con/m2, cao 1-2,5 con/m2 và bắt đầu đẻ trứngvà bắt đầu đẻ trứng. Bệnh sinh lý phát triển và gây hại trên các ruộng làm đất chưa kỹ, nhiều gốc rạ, ruộng bón phân chuồng chưa hoai mục, ruộng chua, kém dinh dưỡng... Tỷ lệ trung bình 5-10%, cao 20%, cục bộ 40%. Mức độ gây hại nhẹ đến trung bình. Ngoài ra sâu đục thân, châu chấu, rầy các loại gây hại nhẹ rải rác.
Trên lúa mùa trung: sâu cuốn lá nhỏ hại nhẹ; sâu đục thân, châu chấu hại nhẹ rải rác
* Dự báo tình hình sinh vật gây hại thời gian tới :
- Trưởng thành sâu cuốn lá nhỏ ra rộ từ 8-12/7, sâu non bắt đầu nở rộ từ 14/7 trở đi và gây hại trên diện tích cấy sớm trước ngày 20/6.
Trong điều kiện thời tiết nắng, nóng bệnh sinh lý tiếp tục phát triển và gây hại nhẹ đến trung bình, cục bộ hại nặng.
Sâu đục thân, rầy các loại gây hại nhẹ rải rác.
* Biện pháp kỹ thuật phòng trừ:
- Ruộng có mật độ sâu non trên 50 con/m2 giai đoạn lúa đẻ nhánh và trên 20 con/m2 giai đoạn lúa đứng cái- làm đòng dùng các loại thuốc Finico 800WG, Regent 800 WG, Rambo 800WG... phun theo hướng dẫn kỹ thuật trên vỏ bao.
- Ruộng bị bệnh sinh lý cần tháo cạn nước phơi ruộng 2-3 ngày sau đó bón vôi, phân chuồng hoai mục kết hợp với sục bùn giúp giải phóng các khí độc trong đất và đưa nước trở lại, ruộng bị nặng trên 20% cần bổ xung phân trung và vi lượng, phun thuốc Antracol 70WP, TS 96...
Người tập hợp: Nguyễn Thị Thanh Nga
Phụ trách trạm: Đặng Thị Thu Hiền