V/ Nhận xét
1. Tình hình sâu bệnh:
* Trên cây lúa:
- Bệnh bạc lá: Xuất hiện theo chòm ổ. Đã phun phòng trừ.
- Bệnh khô vằn: đã xuất hiện và gây hại nhẹ - trung bình trên các ruộng trũng, ruộng xanh tốt bón thừa phân đạm.
- Chuột: gây hại cục bộ trên các ruộng ven gò, ven trang trại chăn nuôi.
- Sâu đục thân hại rải rác.
- Ngoài ra: rầy các loại, bệnh sinh lý hại rải rác.
* Trên cây ngô: Bệnh khô vằn, Sâu keo mùa thu hại nhẹ. Ngoài ra: bệnh đốm lá, chuột hại rải rác.
2. Biện pháp xử lý: Theo dõi thường xuyên các đối tượng sâu bệnh để có các biện pháp phòng trừ kịp thời.
* Trên cây lúa:
- Bệnh khô vằn: Khi ruộng lúa nhiễm bệnh có tỷ lệ dảnh hại trên 20%, tiến hành phun trừ bằng các loại thuốc có trong danh mục, ví dụ: Chevin 5SC, Cavil 60WP, Saizole 5SC, Nativo 750WG, Valicare 8SL, Lervil 50SC, Jinggangmeisu 3SL, Valivithaco 5SL,...
- Bệnh bạc lá, đốm sọc vi khuẩn: Cần kiểm tra ngay đồng ruộng, nếu phát hiện ruộng chớm bị bệnh, cần phun phòng trừ ngay bằng các thuốc đã được đăng ký trong danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng ở Việt Nam (Ví dụ: Starwiner 20WP, Kamsu 2SL, Xanthomix 20WP, Sasa 25WP,...Những ruộng bị bệnh nặng cần phun kép (2 lần cách nhau 5 ngày).
- Theo dõi đối tượng rầy trên những ổ rầy xuất hiện các năm trước để có biện pháp xử lý kịp thời.
- Tích cực diệt chuột bằng mọi biện pháp.
* Trên cây ngô: Theo dõi thường xuyên các đối tượng sâu bệnh để có các biện pháp phòng trừ kịp thời
3. Dự kiến thời gian tới :
+ Bệnh khô vằn: xuất hiện và gây hại rải rác trên các ruộng lúa xanh tốt rậm rạp, ruộng bón nhiều phân đạm, bón phân lai rai.
+ Rầy các loại xuất hiện gây hại nhẹ trên các chân ruộng trũng, ruộng xanh tốt.
Chuột hại cục bộ, đặc biệt trên các ruộng lúa ven các trang trại chăn nuôi, ven gò, ...
* Trên cây ngô: Bệnh khô vằn, Sâu keo mùa thu gây hại nhẹ; Ngoài ra: bệnh đốm lá gây hại rải rác.
NGƯỜI TẬP HỢP
Nguyễn Thị Hồng |
TRẠM TRƯỞNG
(Đã ký)
Trần Duy Thâu |
Các thông báo sâu bệnh khác
|