THÔNG BÁO TÌNH HÌNH SÂU BỆNH KỲ 10/08
DỰ BÁO 10 NGÀY TỚI VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ
1. Sâu cuốn lá nhỏ:
* Hiện tại: Sâu non đang ở giai đoạn tuổi 3, 4, 5; Mật độ trung bình 6-8 con/m2, cao 16 con/m2. Bướm sâu cuốn lá rải rác, mật độ trứng trung bình 8 - 16 quả/m2, cao 32 quả/m2.
* Dự báo: Sâu non tiếp tục nở và gây hại, mức độ hại nhẹ - trung bình, cục bộ hại nặng, có thể gây trắng lá hoàn toàn nếu không phòng trừ kịp thời. Dự kiến diện tích cần phòng trừ tiếp khoảng 50 ha; Các xã cần chú ý là: Văn Lung, Hà Thạch, Trường Thịnh…
* Biện pháp kỹ thuật phòng trừ:
- Chỉ phun thuốc trên ruộng có mật độ sâu trên 20 con/m2 với trà sớm đứng cái - làm đòng (2 khóm có 1 con) và trên 50 con/m2 với trà trung đẻ nhánh rộ (1 khóm có 1 con), sử dụng 01 trong các loại thuốc như: Victory 585 EC, Wavotox 585 EC, Rigell 800 WG, ... phối trộn với thuốc Alfacua 10 EC,... pha và phun theo hướng dẫn kỹ thuật ghi trên vỏ bao bì.
- Thời điểm phun phòng trừ tốt nhất từ ngày 8-13/8/2014, có thể kéo dài đến ngày 17/8/2014 (do một số diện tích phun xong gặp mưa).
2. Sâu đục thân 2 chấm:
* Hiện tại: Bướm lứa 4 tiếp tục ra và đẻ trứng trên lúa. Mật độ bướm trung bình 0,1 - 0,3 con/m2.
* Dự báo: Sâu non gây dảnh héo từ ngày 8/8/2013 trở đi, mức độ hại nhẹ đến trung bình, cục bộ hại nặng nếu không phòng trừ kịp thời. Dự kiến diện tích cần phòng trừ tiếp khoảng 7 ha. Các xã cần chú ý: Văn Lung, Hà Thạch, …
* Biện pháp phòng trừ:
- Đa phần các ruộng bị sâu đục thân đều trùng với bị sâu cuốn lá, do vậy tập trung phun sâu cuốn lá bằng các thuốc trên sẽ tiêu diệt luôn sâu đục thân.
- Một số ít ruộng không phòng trừ sâu cuốn lá, khi có mật độ ổ trứng sâu đục thân trên 0,3 ổ/m2. Sử dụng bằng các loại thuốc phun trừ sâu cuốn lá ở trên.
3. Bệnh khô vằn:
* Hiện tại: Bệnh gây hại nhẹ rải rác; Tỷ lệ dảnh hại trung bình 1,9-4,7 %, cao 7,1%. Cấp bệnh chủ yếu: Cấp 1.
* Dự báo: Bệnh tiếp tục phát triển, lây lan gây hại mạnh trên từ giữa tháng 8 trở đi, mức độ hại nhẹ đến trung bình, cục bộ hại nặng trên những ruộng rậm rạp, xanh tốt, bón nhiều đạm, bón đạm muộn, ruộng khô hạn, ...
* Biện pháp phòng trừ: Khi ruộng có tỷ lệ bệnh hại trên 20% sử dụng các loại thuốc như Cavil 50 SC, Lervil 5 SC, Jinggangmeisu 10 WP, Kansui 21.2 WP… để phòng trừ.
4. Ngoài ra: Chuột, rầy các loại, châu chấu, bọ xít dài gây hại nhẹ rải rác.
Nơi nhận:
- LĐ thị uỷ, UBND thị (để B/C);
- Chi cục BVTV (để B/C);
- Các ban ngành, đoàn thể LQ;
- UBND các xã, phường TT;
- Các HTX nông nghiệp;
- Lưu.
|
TRẠM TRƯỞNG
LÊ DIÊN QUANG
|