CHI CỤC BVTV PHÚ THỌ
TRẠM BVTV LÂM THAO
Số: 11 /TBSB
|
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Lâm Thao, ngày 31 tháng 7 năm 2009
|
THÔNG BÁO TÌNH HÌNH SÂU BỆNH KỲ 1/8
DỰ BÁO THỜI GIAN TỚI VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ
1. Sâu cuốn lá nhỏ:
* Hiện tại: Trên trà sớm, mật độ TB 5 con/m2, cao 18 con/m2, cục bộ 30 con/m2, phát dục chủ yếu T4,5. Trên trà trung, mật độ TB 3 con/m2, cao 45 con/m2, cục bộ 60 con/m2, phát dục chủ yếu T4, 5 .
* Dự báo: Trên trà sớm trưởng thành sẽ ra rộ từ 8 - 12/8, sâu non nở rộ từ 15/8 trở đi với mật độ cao và rất cao, gây hại giai đoạn làm đòng - trỗ. Trên trà trung trưởng thành sẽ ra rộ từ 10 - 14/8, sâu non nở rộ từ 17/8 trở đi với mật độ cao, gây hại giai đoạn đứng cái - làm đòng. Các xã cần chú ý: Tứ Xã, Hợp Hải, thị trấn Lâm Thao, Bản Nguyên,…
* Biện pháp phòng trừ: Chỉ đạo đợt phòng trừ trên diện rộng sâu cuốn lá nhỏ. Các xã, thị trấn căn cứ vào diễn biến cụ thể mật độ sâu, tuổi sâu trên đồng ruộng để chỉ đạo dân phòng trừ.
Thời điểm phun thuốc tốt nhất từ ngày 17 - 23/8/2009 trên cả hai trà lúa.
Ruộng có mật độ sâu non trên 20 con/m2 dùng các loai thuốc Finico 800WG, Rambo 800WG, Regent 800WG, Dogent 800WG, Scorpion 36EC, Aremec 36EC,... phun theo hướng dẫn kỹ thuật trên bao bì. Ruộng có mật độ cao trên 200 con/m2 chỉ đạo phun kép 2 lần, cách nhau 3 - 4 ngày.
Lưu ý: Trên những diện tích lúa trỗ bông trước 15/8 thì không phải phun phòng trừ sâu cuốn lá.
2. Sâu đục thân 2 chấm:
* Hiện tại: Trưởng thành đã ra rộ, mật độ cao hơn cùng kỳ hàng năm, mật độ trung bình 0,1 con/m2, cao 1 con/m2, cục bộ 3 con/m2 và bắt đầu đẻ trứng.
* Dự báo: Sâu non nở rộ từ ngày 6/8 trở đi và gây hại, mức độ hại trung bình, cục bộ hại nặng trên các ruộng trỗ cực sớm, ruộng lúa nếp và lúa thơm, đây là lứa sâu cần quan tâm chỉ đạo phòng trừ trong vụ. Các xã cần chú ý: Cao Xá, Vĩnh Lại, Xuân Lũng, Tiên Kiên,…
* Biện pháp phòng trừ: Chỉ đạo phòng trừ từ 6 - 9/8 trên một số diện tích có mật độ trưởng thành trên 0,3 con/m2 hoặc mật độ ổ trứng trên 0,3 ổ/m2, sử dụng thuốc Gà nòi 95SP, Patox 95SP, Regent 800WG, Finico 800 WG, Rambo 800WG,... phun theo hướng dẫn kỹ thuật trên bao bì.
3. Rầy các loại:
* Hiện tại: Rầy gây hại nhẹ, mật độ trung bình 100 con/m2, cao 600 con/m2, phát dục chủ yếu T3, 4.
* Dự báo: Rầy tiếp tục tích lũy, gia tăng mật độ trên các trà, rầy cám lứa tới nở rộ từ ngày 10 - 15/8, gây hại trên trà mùa sớm giai đoạn làm đòng - trỗ, mùa trung giai đoạn cuối đẻ - làm đòng, mức độ hại trung bình, tập trung trên các ruộng vàn trũng, ruộng cấy giống nếp, lúa lai,...
* Biện pháp phòng trừ: Ruộng có mật độ rầy cám (tuổi 1, 2) trên 1.500 con/m2, sử dụng các loại thuốc Actara 25WG, Midan 10WP, Superista 25EC,... pha và phun theo hướng dẫn kỹ thuật trên vỏ bao thuốc; Chú ý khi lúa giai đoạn chắc xanh trở đi phải dùng thuốc Bassa 50EC hoặc Trebon 10EC,... rẽ băng rộng 0,8 - 1 m, phun kỹ vào gốc lúa.
4. Bọ xít dài:
* Hiện tại: Bọ xít dài xuất hiện rải rác trên lúa.
* Dự báo: Bọ xít dài di chuyển và đẻ trứng trên lúa, bọ xít non gây từ 20/8 trở đi, mức độ hại trung bình, cục bộ ổ nặng trên các ruộng ven làng, đồi rừng, ruộng trỗ cực sớm.
* Biện pháp phòng trừ: Trên ruộng có mật độ bọ xít từ 6 con/m2 trở lên, dùng thuốc Pertox5 EC, Bestox 5 EC, Fastac 5 EC,... phun phòng trừ vào lúc sáng sớm hoặc chiều mát.
5. Bệnh khô vằn:
* Hiện tại: Bệnh bắt đầu phát sinh phát triển và gây hại nhẹ, tỷ lệ dảnh hại TB 1%, cao 8%.
* Dự báo: Bệnh tiếp tục phát sinh phát triển gây hại mạnh trong thời gian tới, mức độ hại trung bình - nặng, cục bộ hại rất nặng trên các ruộng thâm canh cao, bón thừa đạm.
* Biện pháp phòng trừ: Ruộng có tỷ lệ dảnh hại trên 20%, dùng thuốc Lervil 5SC, Vilusa 5.5SC, Jinggang meisu 10WP, Aloannong 50SL, Validacin 5SL,... phun theo hướng dẫn kỹ thuật ghi trên bao bì.
6. Bệnh Bạc lá:
* Hiện tại: Đã bắt đầu xuất hiện trên một số xã, thị trấn, mức độ hại nhẹ. Tỷ lệ lá hại TB 0,5 %, cao 10 %.
* Dự báo: Bệnh tiếp tục phát sinh phát triển trong thời gian tới khi gặp điều kiện nhiệt độ cao, có mưa bão bệnh sẽ phát sinh và gây hại nặng, các xã cần chú ý: Cao Xá, Vĩnh Lại, Tứ Xã, thị trấn Lâm Thao,...
* Biện pháp phòng trừ: Kiểm tra theo dõi phát hiện bệnh sớm, chỉ đạo phòng trừ bệnh khi tỷ lệ lá bệnh trên 20% lá hại, thuốc dùng Starner 20 WP, Somec 2SL, Xanthomix 20 WP,...
7. Bệnh sinh lý:
* Hiện tại: Đã phát triển và gây hại trên các ruộng làm đất chưa kỹ, nhiều gốc rạ, ruộng bón phân chuồng chưa hoai mục, ruộng chua, ruộng kém dinh dưỡng, ruộng cấy sâu tay; mức độ hại nhẹ - TB, cục bộ nặng.
* Dự báo: Bệnh sẽ phát triển trong thời gian tới, trong điều kiện thời tiết nắng nóng, nhiệt độ cao.
* Biện pháp phòng trừ: Tháo nước cạn phơi ruộng 2 - 3 ngày, sau đó bón vôi, phân chuồng hoai mục kết hợp với làm cỏ sục bùn giúp giải phóng các khí độc trong đất và đưa nước trở lại. Ruộng bị nặng bổ sung phân trung và vi lượng, phun thuốc Topsin M, Fujimin 50WP, Antracol 70WP, TS 96,...
Ngoài ra, cần chú ý theo dõi các diễn biến bệnh đốm sọc vi khuẩn, bệnh đen lép hạt, chuột, châu chấu,... để có chỉ đạo phòng trừ kịp thời.
Xác định tháng 8 là tháng cao điểm hại của sâu bệnh vụ mùa, để bảo vệ sản xuất, Trạm BVTV đề nghị:
- UBND huyện chỉ đạo các phòng ban chuyên môn tăng cường xuống cơ sở, nắm bắt tình hình đồng ruộng để chỉ đạo phòng trừ. Chỉ đạo các ngành chức năng, UNND các xã, thị trấn tăng cường quản lý Nhà nước về công tác Bảo vệ và KDTV, quản lý chặt chẽ, có hiệu quả việc kinh doanh và sử dụng thuốc BVTV trên địa bàn.
- UBND các xã, thị trấn chỉ đạo các HTX NN, khuyến nông cơ sở thường xuyên kiểm tra đồng ruộng, nắm chắc diễn biến sâu bệnh, hướng dẫn bà con nông dân biện pháp kỹ thuật phòng trừ sâu bệnh có hiệu quả. Phối hợp tập huấn, tuyên truyền tới các hộ nông dân biện pháp kỹ thuật tổng hợp phòng trừ sâu bệnh.
Nơi nhận:
- TTHU, HĐND, UBND huyện (Thay B/c);
- CT, PCT UBND huyện (Thay B/c);
- Chi cục BTVT tỉnh (Thay B/c);
- UBND, HTX NN các xã, TT;
- Phòng NN, KN, ND, PN, Đài TT;
- Lưu.
|
P. TRẠM TRƯỞNG
Lê Hồng Phương
|