Dự tính dự báo sâu bệnh hại vụ mùa 2009
Thanh Thủy - Tháng 7/2009

(Từ ngày 01/01/1754 đến ngày 31/12/9999)

Chi Cục BVTV Phú Thọ

Trạm BVTV Thanh Thuỷ

Số: 08/TB-BVTV

Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Thanh Thuỷ, ngày 14  tháng 7 năm 2009

DỰ BÁO TÌNH HÌNH SÂU BỆNH GÂY HẠI

VỤ MÙA NĂM 2009

I. Tình hình sản xuất trên địa bàn huyện

          Theobáo cáo của các xã diện tích cây lúa vụ Mùa trên toàn huyện là 1450 ha.

          Trong đó:

          + Trà: Mùa sớm; Diện tích: 1450 ha; Giống: KD, Bồi tạp ST, số 7, 63, 838 ...

          Thời gian gieo: 01- 09/06/2009  ; Thời gian cấy: 15 - 25/06/2009.

          Hiện nay cây lúa đang ở giai đoạn đẻ nhánh - đẻ rộ.

II. Dự báo tình hình sâu bệnh trong vụ mùa 2009

          Căn cứ vào kết quả tổng điều tra sâu bệnh trên địa bàn toàn huyện từ ngày 07/7 đến ngày 09/7  năm 2009.

          Trạm BVTV huyện Thanh Thuỷ dự báo trong vụ Mùa 2009 có một số đối tượng gây hại với thời gian, mức độ, quy mô, cụ thể như sau:

1. Sâu cuốn lá nhỏ

          + Lứa 5: Trưởng thành ra rộ từ ngày 15-20/7/2009, sâu non nở rộ và gây hại từ ngày 20 đến 25/7/2009, mức gây hại nhẹ, cục bộ hại nặng trên những chân ruộng cấy sớm, xanh tốt, mật độ trung bình khoảng 18-27 con/m2, cao 45 con/m2, cục bộ 60-80con/m2.     

          (Thời gian phòng trừ tốt nhất từ 20-25/7. Các xã cần phòng trừ La phù, Đào Xá, Xuân  Lộc, Đồng Luận, Trung Nghĩa)

          + Lứa 6: Trưởng thành ra rộ từ giữa tháng 8, sâu non gây hại từ 20/8 trở đi (Trùng với cây lúa đang ở giai đoạn Đòng trỗ), lứa này gây hại với quy mô rộng, hầu hết nhiễm trên tất cả các xã trên địa bàn huyện. Ảnh hưởng lớn đến năng xuất vụ mùa cần phải chú ý, phòng trừ kịp thời khi tới ngưỡng.

          + Lứa 7: Bướm ra rộ từ ngày 5-10/9, sâu non nở rộ và gây hại từ 15-20/9 trùng với giai đoạn lúa trỗ phơi màu trên trà mùa muộn.

2. Sâu đục thân 2 chấm: 
            
Bướm lứa 4 ra rộ khoảng 10-15 tháng 7, sâu non gây héo dảnh ở giai đoạn đẻ nhánh, mức độ hại nhẹ rải rác. 
            
Bướm lứa 5 ra rộ khoảng từ ngày 15-25 tháng 8. Sâu non gây hại trà mùa sớm trỗ từ 25/8 gây bạc bông trên trà mùa sớm với quy mô rộng ảnh hưởng lớn đến năng xuất vụ mùa, cần theo dõi chặt chẽ lứa bướm này để phòng trừ kịp thời.

3. Rầy các loại:

           + Lứa 5: Rầy cám nở rộ trên lúa mùa sớm từ 10-15 tháng 7, tiếp tục tích luỹ mật độ trên lúa mùa sớm và mạ mùa trung. Lứa này thấp gây hại nhẹ tích luỹ mật độ gây hại cho lứa sau.

           + Lứa 6: Rầy cám nở rộ vào đầu tháng 8, gây hại mạnh trên lúa mùa sớm giai đoạn đòng - trỗ, mùa trung giai đoạn lúa đứng cái - làm đòng. Quy mô và mức độ gây hại nhẹ đến trung bình cục bộ gây hại nặng. Cần chú ý lứa này để phòng trừ kịp thời.

           + Lứa 7: Rầy cám nở rộ và gây hại  mạnh từ đầu tháng 9 trở đi trên lúa mùa sớm giai đoạn chắc xanh đến chín, mùa trung giai đoạn trỗ bông - chắc xanh. Quy mô gây hại rộng, mức độ gây hại trung bình đến nặng, cục bộ có thể cháy ổ trên các giống nhiễm.

4. Bọ xít dài: 
            
Bọ xít dài gây hại trên lúa chét và trú ngụ trên các bờ rừng. Bọ xít dài di chuyển, đẻ trứng trên lúa cấy từ cuối tháng 7 trở đi, bọ xít non gây hại diện rộng trên các trà lúa giai đoạn trỗ - ngậm sữa. Mức độ hại trung bình, cục bộ nặng trên các ruộng ven làng, đồi rừng, thung lũng, ruộng trỗ quá sớm hoặc quá muộn.

5. Bệnh bạc lá, đốm sọc vi khuẩn
            
Là đối tượng đễ bùng phát đột biến theo điều kiện thời tiết, đề phòng nhiệt độ cao, có mưa bão lớn. Bệnh phát sinh gây hại nặng trên lúa mùa sớm và mùa trung giai đoạn đòng-trỗ-chín.

6. Bệnh khô vằn
            
Phát triển trên diện rộng, tất cả các trà, gây hại trung bình, cục bộ hại ổ nặng. Thời gian phát sinh gây hại mạnh từ đầu tháng 8 tới cuối tháng 9. Đặc biệt trên các ruộng thâm canh cao, cấy dày, ruộng dộc chua, ruộng cao hạn, cần có biện pháp phòng trừ tổng hợp từ giai đoạn cấy, chăm sóc, bón phân cân đối N.P.K.
           
Ngoài ra còn có một số đối tượng khác như:
          
- Chuột: Gây hại từ giai đoạn mạ-đẻ nhánh-trỗ chín. Trên tất cả các trà, mức độ hại nhẹ đến trung bình, cục bộ hại nặng trên các ruộng ven đồi, gò, gần khu dân cư.

III. Biện pháp phòng trừ:

1. Đối với sâu cuốn lá: 
            
Ruộng có sâu non tuổi 1, tuổi 2, mật độ trên 50 con/m2 (lúa đang đẻ nhánh), 20 con/m2 (lúa đang đứng cái) sử dụng các loại thuốc đặc hiệu như: Regent 800WG, Finico800WG, Regill 800WG, Aremec 36EC… pha và phun theo chỉ dẫn ghi trên bao bì (khi sâu đã cuốn tổ cần hỗn hợp với nhóm thuốc cypemethrin để tăng hiệu quả phòng trừ).

2. Bệnh khô vằn: 
            
Khi tỷ lệ dảnh bị hại > 20% trở lên dùng thuốc Jinggangmesu3SL, Tilvil 50 WP, Lervil 5 SC, Validaxin 3SC, Anvil 5 SC, Vida 3SC ...

3. Sâu đục thân: 
            
Khi mật độ trưởng thành từ 0,3-0,5 con/m2 hoặc mật độ trứng từ 0,3-0,5 ổ/m2 trở lên thì tiến hành phòng trừ. 
            
Dùng các loại thuốc đặc hiệu như: Finico800 WG, Regent 800 WG, Padan 95 SP, Patox 95 SP, Sát trùng đan 95 WP...
4. Rầy: 
            Những ruộng có mật độ rầy trên 1500 con/m2 dùng các thuốc Midan10 WP, Actara 25WG, Sectox, Admire,... phun theo chỉ dẫn trên bao bì để phòng trừ. Những ruộng lá biến vàng dùng các loại thuốc như: NiBas 50ND, Trebon,... cần rẽ băng rộng 1,0 m-1,2 m phun ướt đều vào gốc, thân cây lúa để phòng trừ.

5. Đối với bệnh bạc lá, Đốm sọc vi khuẩn: 
            
Khi có 20% lá bị hại phun thuốc Sasa, Xanthomix 20WP, Starne phun theo chỉ dẫn kỹ (chú ý phun sớm khi bệnh mới xuất hiện).

Nơi nhận:                                                                                                  TRẠM TRƯỞNG
- Ông Thứ BT (b/c);                                                                                         (Đã ký)
- Ông Vinh PCT (b/c);                                                                           
- Chi cục BVTV (b/c);
- Các ngành (PH-CĐ);
- Các xã ( th/h );
- Lưu. 
                                                                                                                  Trần Duy Thâu




Các thông báo sâu bệnh khác
Loading...