BÁO CÁO
SƠ KẾT VỤ MÙA NĂM 2009
I. KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VỤ MÙA NĂM 2009
1.Thuận lợi
- Được sự tập trung chỉ đạo của các cấp Đảng, chính quyền từ Tỉnh, Huyện đến cơ sở. Ban chỉ đạo sản xuất của huyện được kiện toàn phân công cán bộ xuống cơ sở chỉ đạo sản xuất. Các phòng ban chuyên môn chỉ đạo có định hướng kế hoạch sản xuất ngay từ đầu vụ, phù hợp với điều kiện sản xuất thực tế của địa phương
- Chính sách hỗ trợ cước vận chuyển các mặt hàng vật tư nông nghiệp và phân trả chậm vẫn tiếp tục được duy trì, Giá mặt hàng nông sản, thực phẩm ổn định và luôn giữ ở mức cao, dễ tiêu thụ thúc đẩy nông dân yên tâm
- Sự quan tâm chỉ đạo kịp thời có định hướng của Chi cục BVTV ngay đầu vụ sản xuất làm cơ sở cho trạm xây dựng kế hoạch công tác ĐTDT - DB, thông báo sâu bệnh kịp thời chính xác giúp cho nông dân chủ động trong công tác phòng trừ sâu bệnh đem lại kết quả cao.
2.Khó khăn:
-Thời tiết đầu vụ diễn biến phức tạp nắng nóng kéo dài hạn hán gây khó khăn cho sản xuất ảnh hưởng tới sinh trưởng của cây trồng.
-Một số nông dân có tư tưởng ỷ lại vào chính sách hỗ trợ của nhà nước, chưa mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng nên năng suất sản lượng thấp.
-Trình độ năng lực của một số cán bộ khuyến nông còn yếu, thù lao thấp chưa nhiệt tình với công việc do đó hạn chế đến công tác tham mưu cho lãnh đạo trong công tác chỉ đạo sản xuất và chuyển đổi giống cây trồng, vật nuôi của địa phương.
-Địa bàn rộng, biên chế của trạm ít chủ yêú là nữ do đó chưa bám sát được địa bàn các xã trong cao điểm sâu bệnh.
II . ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ SẢN XUẤT:
-Tổng diện tích gieo cấy lúa : 3490 ha Trong đ ó :
-Lúa mùa sớm: diện tích 1380 ha. Năng suất đạt 52 tạ/ha.
-Lúa mùa trung: diện tích 2007 ha. Năng xuất đạt 52 tạ/ha.
-Lúa mùa muộn: diện tích 150 ha.Năng xuất đạt 33tạ/ha.
- Tổng diện tích Ngô hè thu: 469,2ha. Năng xuất ước đạt 37 tạ/ha.
*Đánh giá chung:
Vụ mùa năm 2009 đã đạt được kế hoạch diện tích gieo trồng các loại cây
trồng, các giống lúa lai, ngô lai vẫn được duy tri và mở rộng ở nhiều địa phương cho năng xuất cao.
1. Công tác điều tra phát hiện và diễn biến tình hình sâu bệnh trong vụ:
a. Công tác điều tra phát hiện:
Trong vụ luôn duy trì tốt công tác điều tra dự tính dự báo, xác định đúng đối tượng sâu bệnh hại và thời gian phát sinh gây hại.
Đã tổ chức điều tra được 20 kỳ và 2 kỳ điều tra bổ xung trước cao điểm sâu bệnh.
b. Diễn biến sâu bệnh trong vụ
Cây trồng
|
Sâu bệnh
|
DT nhiễm
(ha)
|
Trong đó
|
DT phòng
trừ
|
|
Nhiễm nhẹ
|
Nhiễm T. bình
|
Nhiễm nặng
|
Lúa
|
Sâu cuốn lá
|
2648,8
|
1172,5
|
1029,2
|
447,1
|
1182,5
|
|
Chuột
|
216,8
|
216,8
|
|
|
|
|
Rầy các loại
|
571,9
|
489,1
|
82,8
|
|
188,9
|
|
Bọ xít dài
|
623,5
|
515,1
|
85,9
|
22,5
|
413,3
|
|
Bệnh khô vằn
|
1096,6
|
815,4
|
213,7
|
67,5
|
473,7
|
|
B.vàng lá s.lý
|
618,1
|
397,9
|
220,2
|
|
313,2
|
|
Ốc bươu vàng
|
182,2
|
159,6
|
22,5
|
|
27,9
|
|
Sâu đục thân
|
28,1
|
24,6
|
3,1
|
0,1
|
31,4
|
|
Cộng
|
|
5986,2
|
3791,6
|
1657,4
|
537,2
|
2630,
|
|
Chè
|
B ọ x ít muỗi
|
746
|
746
|
|
|
173,9
|
|
Rầy xanh
|
546,9
|
546,9
|
|
|
173,9
|
|
Bọ cánh tơ
|
572,1
|
373
|
199,1
|
|
546,9
|
|
Cộng
|
|
1865
|
1665,9
|
199,1
|
|
894,7
|
|
Nhận xét:
a) Cây lúa:
+Sâu cuốn lá:
-Lứa 4 phát sinh sớm giữa đến cuối tháng 6 mức độ gây hại nặng hơn so với vụ mùa năm 2008 trên lúa mùa sớm mới cấy. Mạ chính vụ mới gieo gây hại trên diện hẹp.
-Lứa 5: Gây hại trên lúa trên lúa mùa sớm và mùa trung từ 18- 25 /7 mức độ hại nhẹ.(do thời gian bướm vũ hoá đẻ trứng gặp điều kiện thời tiết nắng nóng nhiều ngày nhệtt độ 35 -370C, tỷ lệ trứng bị ung nhiều ).Tổng diện tích nhiễm sâu cuốn lá là 642 ha, trong đó nhiễm nhẹ 490,3 trung bình là 151,7 ha.
-Lứa 6: Gây hại từ 15-22/8 trên lúa mùa sớm giai đoạn đứng cái làm đòng, lúa mùa trung giai đoạn cuối đẻ nhánh. Mức độ hại nặng tương đương vụ mùa năm 2008.Tổng diện tích bị hại là 2648,8 ha. Trong đó nhiễm nhẹ 1172,5ha, trung bình 1029,2 ha, nặng 447,1 ha.
Các xã bị hại nặng : Sơn Hùng, Thục Luyện, Thạch Khoán, Địch Quả, Võ Miếu, Cự Đồng, Hương Cần, Khả cửu. Đông cửu, Yên sơn, Lương nha, Tinh nhuệ, Tân lập……Các giống bị hại nặng : khang dân 18 và lúa lai.
- Lứa 7: gây hại từ 15-22/9 trên lúa mùa trung giai đoạn trỗ bông phơi màu, lúa mùa muộn giai đoạn hồi xanh -đẻ nhánh. Mức độ hại nhẹ cục bộ hại trung bình trên những diện tích trỗ muộn..Tổng diện tích nhiễm sâu cuốn lá 699,9 ha. Trong đó nhiễm nhẹ 543,5 ha, trung bình ha, nặng.
- Lứa 8: Gây hại từ 15-20/10 trên lúa mùa muộn giai đoạn làm đòng.Mức độ hại nhẹ .
Tỷ lệ thiệt hại trên mùa sớm: 0,34%, mùa trung:0,25% năng xuất.
* Bệnh khô vằn: Bệnh phát sinh gây hại nặng trên diện rộng, mức độ gây hại tương đương năm 2008. Tập trung trên những ruộng lúa cấy dầy, bón phân không cân đối, ruộng cạn nước.
*Sâu đục thân 2 chấm:
Gây hại nhẹ trên lúa mùa trung trỗ muộn, tập truung trên lúa trà muộn giai lúa đẻ nhánh mức độ hại nhẹ cục bộ trung bình .phạm vi phân bố hẹp.
* Bọ xít dài:
Gây hại chủ yếu trên lúa mùa sớm tháng 8, mùa trung tháng 9. Mức độ gây hại nhẹ đến trung bình, cục bộ nặng trên trà muộn ( những diện tích trỗ muộn).
*Rầy các loại:
Phát sinh gây hại ở mức độ nhẹ đến trung bình,tập trung tháng 8, 9 tương đương vụ mùa năm 2008. Tập trung hại nặng cục bộ trên những chân ruộng ven dộc , ven bờ rừngcác giống bị hại nặng bồi tạp sơn thanh, Lai số 7, kD18.
*Chuột:
Gây hại nhẹ cục bộ các ruộng ven đồi, nghĩa địa mức độ cao hơn vụ mùa năm 2008.
* Ốc bươi vàng:
Phát triển gây hại trên diện tích trũng, có hồ đập và gây hại rải rác ở tất cả các xã trong huyện vào giai đoạn tháng 6.7.Mức độ hại trên diện rộng hơn năm 2008.
*Bệnh sinh lý:
Phát sinh gây hại giai đoạn lúa mới cấy đến đứng cái làm đòng, mức độ nặng hơn so với năm 2008. Tổng diện tích bị hại là 681,1ha, trong đó nhiễm nhẹ là379,9 ha, trung bình là 220,2 ha do điều kiện thời tiết khắc nghiệt và khô hạn kéo dài.
Ngoài ra: Bệnh bạc lá haị nhẹ rải rác chủ yếu trên lúa lai.
b.Cây chè:
Các đối tượng bọ xít muỗi, bọ cách tơ, rầy xanh thường xuyên gây hại trên diện rộng, quy mô và mức độ gây hại tương đương hơn năm 2008.Tổng diện tích bị hại: 1865ha. Trong đó
-Bọ xít muỗi: 746 ha.
-Rầy xanh: 546,9 ha.
-Bọ cánh tơ: 572,1 ha.
C.Cây lâm nghiệp:
Bệnh khô cành, cháy lá hại từ nhẹ đến trung bình, cục bộ nặng trên keo, bạch đàn mô mới trồng ở giai đoạn 1 - 3 tuổi.
22.Công tác phòng trừ:
a. Công tác chỉ đạo:
Ngay từ đầu vụ Trạm đã chủ động xây dựng phương án BVTV vụ mùa triển khai đến các cơ sở. Công tác điều tra dự tính dự báo kịp thời, chính xác các đối tượng sâu bệnh. Ra thông báo tình hình sâu bệnh và biện pháp phòng trừ. tham mưu cho UBND huyện ra công văn về tình hình sâu bệnh và xây dựng kế hoạch chỉ đạo phòng trừ.
Trong cao điểm sâu bệnh tháng 8, tháng 9 đã tổ chức điều tra bám sát đồng ruộng ra thông báo khẩn 10 ngày 1 lần về tình hình sâu bệnh, Huy động cán bộ cơ quan làm cả ngày nghỉ, kiểm tra đôn đốc chỉ đạo phòng trừ ở các cơ sở.
Liên kết với các công ty thuốc BVTV cung ứng kịp thời các loại thuốc phục vụ trong cao điểm phòng trừ.
b. Công tác phối hợp:
Trạm đã phối hợp chặt chẽ với phòng NN và phát triển nông thôn, trạm khuyến nông đã tổ chức giao ban khuyến nông các xã, đôn đóc chỉ đạo chặt chẽ công tác phòng trừ sâu bệnh, tăng cường cán bộ xuống đôn đóc cơ sở do vậy đã đạt kết quả phòng trừ cao
c. Kết quả phòng trừ :
Kết quả chỉ đạo phòng trừ tốt đã đảm bảo an toàn cho 3387 ha lúa. Tổng diện tích phòng trừ lượt các đối tượng sâu bệnh là 3176,5 ha.Tỷ lệ thiệt hại bình quân chung về năng suất của các đối tượng sâu bệnh ở mức thấp. Trong đó:
Đối tượng
|
Trà sớm %
|
Trà trung%
|
Rầy các loại
|
0,21
|
0,23
|
Sâu cuốn lá
|
0,34
|
0,25
|
Bọ xít
|
0,17
|
0,27
|
Bệnh khô vằn
|
0,19
|
0,49
|
Chuột
|
0,19
|
0,24
|
Thiệt hại
|
0,17
|
0,48
|
Bình quân chung
|
1,35
|
2, Công tác chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật:
Trong vụ Trạm đã tiến hành tổ chức tập huấn kỹ thuật thâm canh và phòng trừ sâu bệnh cho 429 người tham gia .
Duy trì các hoạt động cho 3 câu lạc bộ sinh kế cộng đồng, hướng dẫn xây dựng các mô hình ứng dụng trong câu lạc bộ.
Phối hợp với các cơ quan chuyên môn tập huấn kỹ thuật thâm canh và phòng trừ sâu bệnh trên cây chè.
3. Công tác thanh tra BVTV:
Phối hợp với thanh tra chi cục và thanh tra liên ngành của huyện đã tăng cường công tác k iểm tra việc kinh doanh thuốc BVTV, giống và các mặt hàng vật tư nông nghiệp. Tổng số hộ kiểm tra 20 hộ trong đó (04 hộ) kinh doanh tại chợ, chứng chỉ hết hạn xử lý nhắc nhở. Các hộ kinh doanh chấp hành đầy đủ đúng qui định của pháp luật.
Phối hợp với thanh tra chi cục tổ chức 2 cuộc hội thảo kỹ thuật và 2 cuộc hội thảo nông dân về các loại thuốc trừ sâu, trừ bệnh mới. Tổ chức cho hô kinh doanh thuốc BVTV tập huấn nâng cao năng lực chuyên môn.
Hướng dẫn, tiếp nhận hồ sơ đăng ký kinh doanh và đổi giấy phép kinh doanh cho các hộ kinh doanh thuốc BVTV
4. Công tác kiểm dịch thực vật:
Thường xuyên phối hợp với trạm kiểm dịch thực vật kiểm tra các giống cây trồng sau nhập khẩu trong kho và ngoài đồng ruộng. Kết quả kiểm tra đã phát hiện đối tượng kiểm dịch trên đậu trắng số lượng 12 kg
Theo dõi và kiểm tra các thủ tục giấy phép kiểm dịch thực vật các loại cây trồng sau nhập khẩu trên địa bàn.
IIIII. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ:
1. Kết luận:
Vụ mùa năm 2009 diễn ra trong điều kiện thời tiết diễn biến tương đối thuận lợi cây trồng sinh trưởng phát triển tốt. Mặc dù sâu bệnh phát sinh phát triển trên diện rộng. Trạm BVTV đã chủ động trong công tác điêu tra dự tính dự báo, tham mưa cho UBND huyện chỉ đạo các cấp các ngành từ huyện xuống cơ sở đã chủ động được trong sản xuất và công tác phòng trừ sâu bệnh. Tỷ lê thiêt hại do sâu bệnh gây ra ở mức thấp nên sản xuất lúa vụ mùa năm 2009 đã đạt 50 tạ/ha đảm bảo an toàn lương thực so với kế hoạch của Đảng bộ huyện Thanh Sơn đã đề ra.
22. Đề nghị :
Chi cục BVTV thường xuyên quan tâm hỗ trợ con người và tài liệu cho tram để cho hoạt động cơ quan đạt kết quả cao hơ
UBND huyện tạo điều kiện hỗ trợ kinh phí tập huấn cho cán bộ khuyến nông cơ sở và kinh phí cho chiến dịch phòng trừ sâu bệnh vụ mùa.
Các cấp các nghành cần tăng cường phối hợp với trạm BVTV trong công tác chỉ đạo phòng trừ sâu bệnh và quản lý tình hình kinh doanh thuốc BVTV trên địa bàn.